1. Giai đoạn 1: Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến (Từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792)
- Ngày 5/5/1789, Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và phá ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế, mở đầu cho cách mạng Pháp.
- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn) – “cách mạng đô thị”, chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập, được gọi là phái Lập hiến.
+ Tháng 9 – 1791, thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).
- Tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.
- Ngày 11/7/1792. Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước
=> Cách mạng Pháp phát triển sang giai đoạn mới.
2. Giai đoạn 2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập (Từ ngày 10-8-1792 đến ngày 2-6-1793)
- Ngày 10/8/1792, quần chúng Pa-ri được sự hỗ trợ của các địa phương đã nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.
- Ngày 21/9/1792, Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn "thù trong giặc ngoài".
- Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6/1793).
3. Giai đoạn 3: Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng (Từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794)
- Phái Giacôbanh lên nắm chính quyền gặp lúc đất nước hết sức khó khăn.
- Chính sách/ Biện pháp của Giacôbanh:
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân => động viên họ tham gia chống thù trong, giặc ngoài.
+ Thông qua Hiến pháp mới (6-1793), mở rộng tự do dân chủ.
+ Ngày 23-8-1793, Ban hành lệnh “Tổng động viên” huy động sức mạnh toàn dân chống thù trong, giặc ngoài.
+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ.
+ Ban hành luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm.
+ Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.
=> Kết quả:
+ Nổi loạn bị dập tắt.
+ Thắng lợi trong liên minh chống phong kiến ở châu Âu => Đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- Ngày 27/7/1794, phái tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính => Cách mạng thoái trào.
4. Giai đoạn 4: Thời kì thoái trào (Từ ngày 27-7-1794 đến ngày 09-11-1799)
- Phái Técmiđo lên nắm chính quyền đã có những việc làm:
+ Thành lập nền Đốc chính.
+ Luật giá tối đa bị bãi bỏ.
+ Khủng bố những người cách mạng.
+ Thủ tiêu cách quyền tự do dân chủ.
=> Hậu quả:
+ Các thế lực phong kiến ngóc đầu dậy, âm mưu nổi loạn đòi phục hồi dòng Buốc – bông.
+ Nước Pháp bị xáo trộn và gặp khó khăn.
+ Ngày 9/11/1799, Na-pô-lê-ông Pô-na-pác làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự.
+ Năm 1815 chế độ quân chủ lại được phục hồi ở Pháp.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK