1.Châu Nam Cực:
a) Vị trí địa lí
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa , nằm từ vòng cực Nam đến cực Nam.
b) Khái quát tự nhiên
- Khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt, thực vật không phát triển được, động vật nghèo nàn sống ven các bờ biển.
- Lục địa Nam Cực có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào
c) Dân cư và kinh tế
- Khí hậu quá khắc nghiệt không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các trạm nghiên cứu của các nhà khoa học.
d) Các vấn đề cần quan tâm
- Tan băng làm ngập nhiều vùng lục địa trên Trái Đất.
- 1/12/1959. 12 Quốc gia kí “Hiệp ước Nam Cực” không dòi hỏi phân chia lãnh thổ , tài nguyên.
2. Châu Đại Dương
a) Vị trí địa lí
- Nằm giữa Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
- Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương
b) Khát quát tự nhiên
* Các đảo:
- Khí hậu nóng ẩm điều hoà.
- Phát triển rừng rậm xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới theo mùa.
* Lục địa Ôx-trây-li-a
- Khí hậu: Tương đối khô hạn phát triển cảnh quan hoang mạc.
- Thực vật đặc trưng là các loại bạch đàn, động vật có nhiều loài độc đáo như Thú có túi, Cáo mỏ vịt
c) Dân cư và kinh tế
* Dân cư
- Số dân: 31tr người (2001). Mật độ dân số thấp 3,6 ng/km2.
- Tỉ lệ dân thành thị rất cao 69% (2001)
- Sự phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư tập trungẩơ dải đất hẹp phía đông, đông nam lục địa Ôx-trây-li-a bắc Niu-di-len.
- Thành phần dân cư gồm người bản địa chiếm 20%, người nhập cư chiếm 80%.
* Kinh tế
- Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia Châu Đại dương phát triển trênh lệch
d) Các vấn đề cần quan tâm
- Ô nhiễm môi trường làn ảnh hưởng đến cuộc sống củ cư dân nơi đây
Châu Nam Cực (tiếng Anh: Antarctica) là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.
Châu Nam Cực không có dân bản địa sinh sống và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy con người đã đến đây cho đến thế kỷ XIX. Tuy nhiên, niềm tin về 1Terra Australis - 1 lục địa lớn ở xa về phía nam của Trái Đất nhằm "cân bằng" với nhiều lục địa ở phía bắc của châu Âu, Á và Bắc Mỹ - đã tồn tại từ thời Ptolemy (thế kỷ I), người đã đưa ra ý tưởng về tính đối xứng của tất cả các khối đất liền đã được biết đến trên thế giới. Thậm chí vào cuối thế kỷ XVII, sau khi các nhà thám hiểm tìm thấy Nam Mỹ và Úc không phải là một phần của huyền thoại "Nam Cực", các nhà địa lý tin rằng lục địa này phải lớn hơn kích thước thực của nó.
Châu Đại Dương (Oceania) là một khu vực địa lý bao gồm Melanesia, Micronesia, Polynesia và Australasia.[1] Châu lục này trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu, có diện tích 8.725.989 km² và dân số khoảng 40 triệu. Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền và nhỏ thứ nhì về dân số sau châu Nam Cực.
Những người đầu tiên định cư đến Úc, New Guinea, và các đảo lớn nằm sát phía đông của chúng vào giai đoạn khoảng 50.000-30.000 năm trước. Người châu Âu khám phá châu Đại Dương từ thế kỷ XVI trở đi, và đến thế kỷ XVIII James Cook là người châu Âu đầu tiên đến bờ biển phía đông của lục địa Úc. Mặt trận Thái Bình Dương có các trận đánh lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ yếu là giữa Hoa Kỳ cùng đồng minh Úc của họ với Nhật Bản.[6]
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK