Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng".
Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ dường như giống một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Nếu như khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ thì khổ thơ cuối đã thể hiện sự quyến luyến bịn rịn của nhà thơ:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
....
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến ko muốn rời xa đối với Bác của nhà thơ Viễn Phương đã được thể hiện ở khổ thơ cuối này. Cụm từ "thương trào nước mắt" thể hiện một nỗi buồn thương mãi mãi khôn nguôi trong lòng tác giả đối với sự ra đi của Bác và việc sắp phải xa Bác. Khi sắp phải trở về miền Nam, tâm trạng của nhà thơ như tâm trạng của 1 người con sắp phải xa cha, đau buồn vô cùng. Tiếp theo, tác giả dùng điệp ngữ "muốn làm" để thể hiện khát vọng muốn được hóa thân vào những thứ bé nhỏ để được mãi ở bên Bác. Những hình ảnh bình dị như "con chim hót, đóa hoa tỏa hương" thể hiện được sự khát khao công hiến, muốn được dâng hiến cho Bác. Chao ôi, đây là một ước mơ vô cùng bình dị mà lớn lao của tác giả. Nhưng quan trọng hơn, tác giả muốn được làm "cây tre trung hiếu". Cây tre trung hiếu dường như là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu. Dường như, tác giả khao khát được hóa thân vào những thứ bình dị để được mãi mãi ở bên Bác, được Bác soi sáng cho con đường đi của dân tộc VN. Những cảm xúc của tác giả là những cảm xúc vô cùng chân thực, bình dị mà cao đẹp, đó là tâm trạng của 1 người con trước vị cha già kính yêu của dân tộc.
" Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu là vầng thái dương"
Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đaị của dân tộc cũng là "người cha, người bác , người anh" của bao gđ đất Việt. Khi bác mất đi mỗi người đều tiếc thương vô hạn và đau đớn khôn nguôi. Tất cả mọi người dân ai cũng muốn ra Hà Nội viếng lăng Bác. Viễn Phương- 1 người con của Nam Bộ cũng có ước muốn như vậy. Trông một lần ra thăm lăng bác, tác phẩm "viếng lăng Bác " ra đời. Bài thơ được viết với tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi sót đau. Tình cảm ấy được tác giả thể hiện rõ nét trong bài thơ sau:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
.............
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Dòng cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ được diễn tả theo trình tự của cuộc viếng lăng. Trong tư tưởng tác giả bác Hồ như đang sống như thể bác đang nhìn mọi người từ xa, nên tác giả thầm giới thiệu:
" Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"
Câu thơ chứa đựng một nỗi đau và tự hào. Tự hào " con ở miền Nam", miền Nam gian khổ và anh hùng, miền nam thành đồng của tổ quốc, miền nam vừa chiến thắng vẻ vang. Nhớ lúc sinh thời người cũng nghĩ đến miền Nam mog miền Nam được giải phóg. Nhà thơ Tố Hữu từg viết:
" Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mog Bác nỗi mog cha "
Thế mà miền Nam ko được đón Bác vào thăm ngày vui đại thắg. Nay thì Bác đã ra đi nỗi đau mất Bác lấy j mà bù đắp? Cho nên ngay từ đầu giọng thơ nghe có vẻ sót tủi. Đến với bác dù ngay giữa lòng Hà Nội mà cảnh vật vẫn giản dị, thân thuộc như một làng quê nào vậy:
" Đã thấy trog sươg hàg tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứg thẳg hàg "
Ko phải đền đài tráng lệ, uy nghi mà chỉ là hàng tre giản dị quen thuộc "hàg tre bát ngát ". Bát ngát của sươg và bát ngát của tre là nhữg nét mờ tỏ, đậm nhạt tạo nên vẻ đẹp lug linh như 1 bức tranh thủy mạc. Từ hình ảnh thực ấy, tác giả đã liên tưởng khái quát, nâg lên thành hình ảnh ẩn dụ "hàg tre xanh xanh VN" một biểu tượng của dân tộc. Hàng tre ấy bao quanh phẩm chất con người VN: nhũn nhẵn, thanh cao, kiên cườg, bất khuất,.... dù "bão táp mưa sa cũng đứg thẳg hàg". Dấu hiệu đầu tiên nơi bác ở là 1 dấu hiệu VN vì Bác là con người VN đẹp nhất!
Xót xa, lưu luyến mấy rồi cũng phải chia tay. Bác nằm lại với "giấc ngủ bình yên", mỗi người lại phải chia xa:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"
Câu thơ như có gì tiếc nuối, nghẹn ngào, xót xa. Một tiếng "thương" một hình ảnh "trào nước mắt" là trọn vẹn tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. Đó là niềm kính yêu, lòng kính trọng biết ơn đối với con người cao thượng và vĩ đại dành trọn cuộc đời mình cho dân cho nước. Đó là nỗi xót đau đến lặng người vì sẽ mãi mãi ko cong thấy Bác. Thương Bác nhưng ko thể rời xa rời sự nghiệp mà người đã để lại cho con cháu, đành phải giã biệt Bác. Chân bước ra đi mà lòng còn lưu luyến. Nỗi niềm đó còn được diễn đạt trong mấy câu thơ giàu hình ảnh:
"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Về cuối bài, nhịp điệu câu thơ trở nên dồn dập với điệp ngữ "muốn làm" nhắc lại đến ba lần nhấn mạnh ước nguyện sâu sắc, chân thành của tác giả. Và hàng loạt hình ảnh ẩn dụ cụ thể hóa ước nguyện đó: con chim dâng tiếng hót, bông hoa dâng mùi hương, cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. Tất cả đều bên lăng, ở quanh lăng. Tất cả đều nói lên tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả và cũng là của nhân dân đối với Bác.
Bài thơ đã được cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở thành bài hát được nhiều người thích. Sở dĩ như vậy bởi vì bài thơ đã giàu tính nhạc: giọng điệu thiết tha trầm lặng, trang nghiêm và thành kính; nhịp thơ chậm. Qua đó, tác giả đã bộc lộ cảm xúc tràn đầy, những tình cảm lớn lao thiêng liêng của mình và cũng là của nhân dân đối với Bác Hồ, đồng thời ca ngợi vinh quang của Bác. Tình cảm đối với Bác là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Với những giá trị đó, "Viếng lăng Bác" là một đóng góp quý báo vào kho tàng thơ ca viết về Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK