Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 trình bày cảm nhận của em về khổ đầu và...

trình bày cảm nhận của em về khổ đầu và khổ cuối bài viếng lăng bác của viễn phương theo 2 cách mở bài 1 cách giới thiệu bằng chủ đề và 1 cách giới thiệu từ tá

Câu hỏi :

trình bày cảm nhận của em về khổ đầu và khổ cuối bài viếng lăng bác của viễn phương theo 2 cách mở bài 1 cách giới thiệu bằng chủ đề và 1 cách giới thiệu từ tác giả-tác phẩm-nghệ thuật-nội dung

Lời giải 1 :

Mở bài 1:

Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, hai khổ thơ đầu và cuối đã thể hiện được những xúc cảm và tình cảm quyến luyến, bịn rịn của nhà thơ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Nếu như khổ thơ đầu thể hiện những cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh đứng trước lăng Bác thì khổ thơ cuối thể hiện những cảm xúc lưu luyến, bịn rịn trước khi rời khỏi lăng. Hai khổ thơ được đặt trong một bài thơ không chỉ tạo nên sự liên kết cho bài thơ mà còn thể hiện được mạch cảm xúc trào dâng của nhà thơ

Mở bài 2:

Nhà thơ Viễn Phương có tên thật là Phan Thanh Viễn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: "Anh hùng mìn gạt", "Như mây mùa xuân", "Lòng mẹ",… Ở những bài thơ của Viễn Phương, người đọc thấy được phong cách thơ giàu cảm xúc nhưng không bi lụy mà mang chút nền nã, thì thầm, bâng khuâng. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào tháng 4 năm 1976. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành. Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.  Trong đó, hai khổ thơ đầu và cuối đã thể hiện được tình cảm kính yêu và sự lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác.

B, TB

1, KHỔ 1: sự xúc động trong hoàn cảnh ra thăm viếng lăng Bác.

Đầu tiên, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng".

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Tóm lại, khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ.

2, Khổ 4: sự lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ trước khi rời lăng Bác

Tiếp theo, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác. Thật vậy, khổ thơ cuối đã thể hiện sự lưu luyến ko muốn rời xa đối với Bác:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
....
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
Cụm từ "thương trào nước mắt" thể hiện một nỗi buồn thương mãi mãi khôn nguôi trong lòng tác giả đối với sự ra đi của Bác và việc sắp phải xa Bác. Khi sắp phải trở về miền Nam, tâm trạng của nhà thơ như tâm trạng của 1 người con sắp phải xa cha, đau buồn vô cùng. Tiếp theo, tác giả dùng điệp ngữ "muốn làm" để thể hiện khát vọng muốn được hóa thân vào những thứ bé nhỏ để được mãi ở bên Bác. Những hình ảnh bình dị như "con chim hót, đóa hoa tỏa hương" thể hiện được sự khát khao công hiến, muốn được dâng hiến cho Bác. Chao ôi, đây là một ước mơ vô cùng bình dị mà lớn lao của tác giả. Nhưng quan trọng hơn, tác giả muốn được làm "cây tre trung hiếu". Cây tre trung hiếu dường như là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu. Dường như, tác giả khao khát được hóa thân vào những thứ bình dị để được mãi mãi ở bên Bác, được Bác soi sáng cho con đường đi của dân tộc VN. Những cảm xúc của tác giả là những cảm xúc vô cùng chân thực, bình dị mà cao đẹp, đó là tâm trạng của 1 người con trước vị cha già kính yêu của dân tộc.

C, KB

Tóm lại, hai khổ thơ đầu và cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng vô cùng đặc sắc cho bài thơ. Đồng thời, em cũng thấy được tình cảm sâu sắc cùng sự lưu luyến bịn rịn của nhà thơ đối với Bác.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK