Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết một bài văn giải thích cầu nói 'Nên thợ...

Viết một bài văn giải thích cầu nói 'Nên thợ nên thầy nhờ có học, no cơm ấm áo bởi hay làm Mik đang cần rất gấp mik hưa sẽ vote 5 sao + câu trả lời hay nhất( B

Câu hỏi :

Viết một bài văn giải thích cầu nói 'Nên thợ nên thầy nhờ có học, no cơm ấm áo bởi hay làm Mik đang cần rất gấp mik hưa sẽ vote 5 sao + câu trả lời hay nhất( Bài văn nha mng :((

Lời giải 1 :

Quê tôi, làng Đoài Thôn, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, một vùng đất đồng chiêm trũng, tiếp giáp với thị xã Bỉm Sơn, gần cửa ngõ phía bắc Xứ Thanh. Cái tên vùng “rốn lũ” không biết ông cha đặt tự bao giờ, cứ thế đeo đẳng mãi cho tới tận bây giờ. Dân làng còn sót xa với câu nói cửa miệng: “Đàn bà váy nơm/đàn ông quần cộc/lội qua cuộc đời/vàng úa nước chua”. Làng quê xưa, nhà ngói thưa thớt, hầu hết là nhà tranh vách đất, cuộc sống thăng trầm, thiên tai đe dọa triền miên, chiến tranh tàn phá ác liệt, nặng nề. Làng tôi nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc-Nam với đường sắt và quốc lộ số một đi qua, cùng với nhà ga, cầu cống, kho tàng, làng mạc là những mục tiêu trọng điểm máy bay giặc Mỹ đánh phá ác liệt…thế rồi cả làng phải đi sơ tán, tránh xa mục tiêu bị đánh phá. Con sông Hoạt đã bao đời gắn bó với quê tôi, cứ mỗi buổi chiều tà, đàn trâu ăn no bụng căng tròn cùng với lũ trẻ chăn trâu ào xuống làm cho mặt nước dòng sông lung linh ánh lên như dải lụa bạc. Giờ đây dòng sông Hoạt vẫn cứ cần mẫn chảy, đem vị ngọt của nước và phù sa tưới mát cho cánh đồng lúa làm nên những mùa vàng trĩu hạt, bội thu…Bây giờ đổi mới và hội nhập quốc tế, làng quê tôi đã “thay da, đổi thịt”. Đường làng, ngõ xóm, đê điều được đầu tư nâng cấp, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Những ngôi nhà ngói đỏ, mái bằng, cao tầng san sát, với nhiều kiểu dáng kiến trúc hiện đại không thua kém một phố ở đô thị.

Từ một dòng họ.

        Theo gia phả viết bằng chữ hán đúc bằng đồng lá, hiện còn lưu giữ của dòng họ Lê Đình hiện nay tại huyện Đông Sơn và được dịch sang chữ quốc ngữ. Ông tôi (cách tôi năm đời, còn gọi là ông “ngũ đại”) quê gốc ở làng Tuân Hoá, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn. Thời ấy, ông được trên biệt phái về làm nhiệm vụ đốc dân đào kênh nhà Lê (con sông Hoạt thuộc địa phận huyện Hà Trung bây giờ). Thuở nhỏ, vào những ngày đầu năm tôi thường theo ông nội (cách tôi ba đời, còn gọi là ông “tam đại”) cùng với cha tôi đi thăm nội ngoại, thân tộc, bà con thân thích trong làng theo gia lễ, tập tục. Thường thì vào dịp đầu xuân hàng năm, khi đi lễ hội ông cho tôi đi theo. Nơi đến đầu tiên là vào đình làng, thắp hương tưởng nhớ công đức vị thần hoàng làng, một người có công đầu tiên đến vùng này khai phá, lập làng, dậy dân trồng lúa, dệt vải...Tôi còn theo ông sang Văn Chỉ, cách đình làng độ ba trăm mét. Tôi thấy các cụ cao niên trong làng đã đến trước đó chỉnh tề, trịnh trọng với trang phục áo the, khăn xếp. Nghi thức dâng hương diễn ra thành kính, tưởng nhớ công đức bậc thánh nhân. Giọng ông trìu mến: Văn Chỉ của làng ta là nơi thờ vọng Khổng Tử, vị thuỷ tổ sáng lập ra chữ Hán của đất nước Trung Hoa. Tôi mạnh dạn hỏi ông: vậy, chữ Hán viết đẹp như “rồng bay, phượng múa” khó lắm, liệu cháu có học được không? Nét mặt âu yếm, ông nói: vì truyền thống và danh dự của dòng họ, khó mấy cháu cũng phải học ! Tôi quả quyết: Vâng ạ, nhất định ông phải dạy cho cháu nhé ! Từ đó, tôi được ông thắp sáng ngọn lửa niềm tin về “cái” chữ, về ý thức tôn sư, trọng đạo, truyền thống hiếu học của dòng họ và gia đình, làng xóm. Sau này, mặc dù kinh tế khó khăn, đời sống thiếu thốn, tôi vẫn được gia đình nuôi cho ăn học.

Tầm sư, học đạo.

          Sau những lần theo ông đến thắp hương tri ân công đức thần hoàng, các bậc thánh nhân ở Đình làng, Văn Chỉ. Từ chỗ còn mơ hồ, tôi dần dần ý thức rõ hơn về giá trị, ý nghĩa đích thực của “cái” chữ, bởi nó giúp cho con người hiểu biết và phân biệt được đúng, sai, thiện, ác…Và, phải biết “cái” chữ ta mới có thể học tập, rèn luyện, phấn đấu để làm tròn bổn phận làm người theo đúng nghĩa.

          Năm 1968, tôi được vào học Trường cấp ba Hà Trung (nay là Trường Trung học phổ thông Hà Trung). Trường sơ tán về xã Hà Vân để tránh bom đạn máy bay giặc Mỹ. Cơ sở vật chất của nhà trường ban đầu thiếu thốn, với những lán học đơn sơ, tường phải đắp bằng đất dầy tới hai, ba mét, gắn liền với hệ thống hầm, hào trú ẩn...Có lần, không gian đang yên ả, tĩnh lặng, cả lớp đang vào tiết học đầu tiên, chúng tôi đang say sưa với bài của thầy trên bục giảng. Chợt kẻng báo động vang lên liên hồi, dồn dập, rồi tiếng máy bay giặc Mỹ gầm rú như xé nát bầu trời. Từng đợt, từng đợt bom nổ dữ dội, khói mù mịt đen cả khoảng trời từ phía Cầu Cừ…Sau tiếng kẻng báo yên trở lại, những nét mặt bình thản lại hiện lên những nụ cười rạng rỡ, ánh mắt sáng ngời, chăm chú hướng lên bục giảng, say sưa nuốt lấy từng chữ, từng lời, trầm ấm, thân thương từ phía người thầy...

          Có biết bao kỷ niệm đẹp từ mái trường thân yêu tôi đã từng gắn bó. Ấn tượng sâu sắc để lại trong suốt đời tôi là những lời chỉ bảo ân cần của những người cô, người thầy kính mến. Sự chia sẻ, động viên của các thầy, cô giáo đối với học sinh như những động lực giúp chúng tôi vượt qua khó khăn tiến lên phía trước. Tấm lòng yêu thương học sinh, sự say mê, tâm huyết nghề nghiệp của thầy, cô là như vậy. Đối với tôi, cũng như ai đó, thầy, cô giáo là thần tượng, đã khổ công dạy dỗ từ lúc “vỡ lòng”, giúp cho tôi biết được điều hay, lẽ phải để làm người có ích. Tâm đắc về một câu nói dân gian “không thày, đố mày làm nên” thật là sâu sắc, làm cho tôi càng thêm thấm thía. Nhưng rồi ở đời, theo tôi, khó có ai mà trả được “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

Sự hồi tưởng làm cho tôi liên tưởng tới câu danh ngôn vang lên trầm ấm từ giọng nói của người thầy năm nào “Nên thợ, nên thầy vì ham học/No ăn, no mặc bởi siêng làm…”. Cảm ơn thầy đã chắp cho đôi cánh, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh và niềm tin để giúp tôi vượt qua mọi lo toan, bộn bề, thử thách. Một khoảnh khắc chợt đến, lòng tôi bồi hồi nhớ tới người bạn cùng học một lớp ở trường cấp ba, tên là H. Gia đình tôi được một nhà dân cho ở nhờ và may mắn ở gần nhà H. Chúng tôi chơi với nhau vô tư, thân thiện, đồng cảm, sẻ chia. Tôi và H đã từng thề nguyện với nhau: “Phải học thật tốt để sau khi rời ghế nhà trường, mỗi đứa tự chọn cho mình một nghề và phải thành đạt để khỏi phụ công dạy dỗ của thầy, cô, sao cho xứng đáng với danh dự của những học sinh đã từng học tập dưới mái trường thân yêu”. Khắc sâu lời hứa, tôi và H mỗi đứa một ngả theo con đường mình đã chọn. Tôi vào học một trường chuyên nghiệp, còn H. vào bộ đội, rồi hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những đứa bạn cùng lớp với tôi cũng thề thốt với nhau sắt đá “là học sinh của trường, ai cũng phải tiến bộ, trưởng thành, đều phải là một tấm gương”.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, một quãng thời gian so với lịch sử không phải là dài, nhưng đã tích luỹ được chút ít hành trang tri thức quý báu giúp tôi từng bước trưởng thành. Và, câu danh ngôn “Nên thợ, nên thầy vì ham học…” trên bục giảng năm nào của người thầy với giọng mượt mà, truyền cảm biểu thị một chân lý sáng ngời, vẫn còn ấm áp quanh ta, có sức lan toả mạnh mẽ trong quá khứ, hiện tại và mai sau đối với các thế hệ học sinh nhà trường.

Các thế hệ học sinh dưới mái trường này mỗi khi đoàn tụ, quê hương, đất nước càng tự hào vì có nhiều người thành đạt, những nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý, giám đốc doanh nghiệp…Vinh quang này trước hết thuộc về các thế hệ thày giáo, cô giáo, vai trò to lớn của cấp uỷ, ban giám hiệu nhà trường đã làm rạng danh truyền thống vẻ vang và rất đỗi tự hào trong dòng chảy lịch sử nối tiếp nhau giữa các thế hệ nhà trường.

Lời kết.

Khoảnh khắc cảm xúc trào dâng đưa tôi trở về quá khứ...biết bao mùa hè đã đi qua, hoa phượng vĩ vẫn đỏ rực sân trường, còn đó với đầy ắp những kỷ niệm làm cho tôi xao xuyến bồi hồi…Lòng tràn ngập niềm vui về một mái trường vừa tròn năm mươi lăm tuổi (1959-2014) mà tôi đã từng gắn bó.  

Là cựu học sinh may mắn được đào tạo và trưởng thành từ mái trường thân yêu. Tin tưởng rằng các thế hệ thầy cô giáo cùng với lớp lớp học sinh nhà trường phát huy truyền thống, tiếp tục thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, rèn luyện phấn đấu gặt hái được những thành công mới. Chắc chắn nhà trường, quê hương Hà Trung anh hùng có thêm nhiều nhân tài phục vụ, cống hiến cho đất nước. Đó cũng chính là niềm tự hào, sự tri ân của những người học sinh cũ đối với sự nghiệp cao quý của các thế hệ thầy giáo, cô giáo đã gắn liền với truyền thống vẻ vang về một mái trường./.

 

Thảo luận

-- Ko kịp đâu mai nộp rồi

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK