Lời giải 2 :
Bài tham khảo nha bạn
Giải chi tiết:
2.1: Giới thiệu chung
- Tác giả Tô Hoài: Là một trong những cây bút
văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt
Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh
nhạy những nét riêng trong phong tục tập quán
của những miền đất ông đã từng đi qua.
- Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn
trong tập "Truyện Tây Bắc" - kết quả của chuyến
đi Tây Bắc. Tác phẩm viết về số phận đau khổ
của người dân dưới chế độ phong kiến miền núi
và sức mạnh phản kháng tiềm tàng trong những
con người - nạn nhân này.
- Mị và A Phủ là hai nhân vật chính trong tác
phẩm. Qua việc khắc họa số phận bất hạnh của
họ, nhà văn thể hiện tấm lòng yêu thương của
mình dành cho người dân lao động miền núi
trong xã hội cũ.
2.2: Phân tích
2.2.1: Số phận MỊ: Bị biến thành con dâu gạt nợ:
a. Nguyên nhân:
- Do món nợ truyền kiếp.
- Vì Mị bị A sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của
người dân tộc thiểu số.
b. Thân phận bi kịch: Con dâu gạt nợ:
* Khi mới về làm dâu:
- Xuất hiện ý thức phản kháng:
+ “Có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc”.
> phản kháng yếu ớt.
+ Muốn tự tử -> phản kháng mạnh mẽ.
* Khi làm dâu đã quen:
- Nỗi khổ về thể xác:
+ Thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc,
các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên
việc kia. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao
động, mất hết ý niệm về thời gian.
+ Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa,
thậm chí còn không bằng con trâu con ngựa.
Nỗi khổ về tinh thần:
+ Thể hiện qua những câu văn tả thực trầm buồn
mở đầu tác phẩm: “Ai cố việc ở xa về...”, “lúc nào
cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
+ Biện pháp so sánh: Mị - con trâu, con ngựa; Mị
con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. -> vật hóa nặng
nê.
+ Hình ảnh ẩn dụ: căn buồng Mị ở “kín mít, chỉ có
một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra
cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là
sương hay là nắng” -> giống như ngục thất giam
cầm cuộc đời Mị, giống như nấm mồ chôn vùi
tuổi thanh xuân, chôn vùi hạnh phúc của Mị.
Giá trị nhân đạo:
+ Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số
phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền
núi.
+ Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà
đạp lên quyền sống của con người.2.2.2: Nhân vật A Phủ
a.Trước khi trở thành người ở gạt nợ cho nhà
thống lí Pá Tra:
- Số phận khổ đau, bất hạnh:
+ Khi còn nhỏ (10 tuổi): cha mẹ, anh, em mất
trong một trận đậu mùa, chỉ còn lại mình A Phủ
bơ vơ không có ai che chở -> trở thành món hàng
trao đổi, mất tự do.
+ Khi lớn lên: không có cha mẹ, không có bạc,
không có trâu, không có ruộng -> không lấy được
vo.
b.Bị biến thành người ở gạt nợ:
ở
+ Bị bắt về -> tiến hành đám xử kiện: bắt đầu từ
việc hút -> chửi bới, kể lể -> đánh -> hút.
+ Tuyên án: nợ 100 lạng bạc -> làm người ở cho
nhà thống lí Pá Tra để trả nợ dần.
c.Sau khi biến thành người ở gạt nợ:
-Những đọa đầy ở chốn địa ngục trần gian:
+ Trở thành trâu ngựa của nhà thống lí Pá Tra, tài
năng và sức khỏe bị lợi dụng một cách triệt để.
+ Mạng sống bị rẻ rúng.
2.2.3: Tấm lòng của nhà văn
Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số
phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền
núi.
- Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà
đạp lên quyền sống của con người.
2.3: Tổng kết
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả qua
miêu tả tâm lí hoặc bằng hành động.
- Tấm lòng nhân đạo của tác giả.