Trang chủ Hóa Học Lớp 9 BẢN TƯỜNG TRÌNH: TÍNH CHÁT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ...

BẢN TƯỜNG TRÌNH: TÍNH CHÁT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI Họ và tên:... Cách tiến hành ..Lớp... Giải thích, viết phương trình hóa học và kết luận. Tên thí nghiệm

Câu hỏi :

Hướng dẫn xem ở SGK Hóa 9 Trang 44

image

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch $NaOH$ vào ống nghiệm có chứa dung dịch $FeCl_3$ lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Xuất hiện chất kết tủa (chất rắn) màu nâu đỏ

- Giải thích: dung dịch $NaOH$ tác dụng với dung dịch $FeCl_3$ tạo ra kết tủa $Fe(OH)_3$ nâu đỏ.

- PTHH: $3NaOH + FeCl_3 → Fe(OH)_3 + 3NaCl$

- Kết luận: Bazơ tan (dung dịch kiềm) tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit

- Cách tiến hành: Cho một ít $Cu(OH)_2$ vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch $HCl$ lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt màu xanh lam.

- Giải thích: Kết tủa tan là do $HCl$ tác dụng với $Cu(OH)_2$ tạo thành dung dịch trong suốt màu xanh lam

- PTHH: $Cu(OH)_2 + 2HCl → CuCl_2 + 2H_2O$

- Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại

- Cách tiến hành: Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa dung dịch $CuSO_4$ và quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.

- Giải thích: $Fe$ đẩy $Cu$ ra khỏi dung dịch muối $CuSO_4$, $Cu$ bám vào trên bề mặt đinh sắt

- PTHH: $Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu$

- Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo ra muối mới và giải phóng kim loại

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch $BaCl_2$ vào ống nghiệm chứa dung dịch $Na_2SO_4$ và quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Xuất hiện chất kết tủa (chất rắn) màu trắng không tan

- Giải thích: $BaCl_2$ tác dụng với $Na_2SO_4$ tạo ra $BaSO_4$ màu trắng không tan

- PTHH: $BaCl_2 + Na_2SO4 → BaSO_4 + 2NaCl$

- Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit

- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt dung dịch $BaCl_2$ vào ống nghiệm có chứa dung dịch $H_2SO_4$ loãng và quan sát hiện tượng 

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa (chất rắn) màu trắng

- Giải thích: $BaCl_2$ tác dụng với $H_2SO_4$ tạo ra kết tủa trắng $BaSO_4$

- PTHH: $BaCl_2 + H_2SO_4 → BaSO_4 + 2HCl$

- Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo ra muối mới không tan và axit mới

Xin hay nhất nha^^

 

Thảo luận

-- Bạn làm full 5 thí nghiệm giúp mình nhé
-- Có 4 cột nhưu trong ảnh kia kìa => đây này bn ưi
-- ok
-- để mik sửa
-- ừm thank you mọi người ^^
-- hông có gì^^ mik sửa lại đủ rồi nha
-- Mình cảm ơn nha :3
-- hì^^

Lời giải 2 :

Mon gửi ạ:

Đáp án + Giải thích các bước giải:

Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 nâu đỏ.

Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl.

Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.

Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.

Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.

Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.

Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.

2. Tính chất hóa học của muối.

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.

Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.

Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.

Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.

Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.

Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.

Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.

Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.

 

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK