Trang chủ Hóa Học Lớp 10 Tổng các hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử...

Tổng các hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B n

Câu hỏi :

Tổng các hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. a) Xác định 2 kim loại A, B b) Cho 18,6 gam hỗn hợp R gồm A và B vào 500 ml dung dịch HCl xM. Khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 34,575 gam chất rắn. Nếu cũng cho 18,6 gam hỗn hợp R vào 800ml dung dịch HCl trên, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì được 39,9 gam chất rắn. Tính khối lượng của A, B trong R và tính x. →b thôi ạ vote 5* và ctlhn

Lời giải 1 :

Giải thích các bước giải:

a/.

Tổng các hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177

⇔ $(p_A+e_A+n_A)+(p_B+e_B+n_B)=177$

Mà $p_A=e_A$; $p_B=e_B$

⇒ $(2p_A+n_A)+(2p_B+n_B)=177$          (1)

Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47.

⇔ $(p_A+e_A-n_A)+(p_B+e_B-n_B)=47$

⇒ $(2p_A-n_A)+(2p_B-n_B)=47$          (2)

Lấy (1) + (2), ta có:

$4p_A+4p_B=224$                             (3)

Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8.

⇔ $(p_B+e_B)-(p_A+e_A)=8$

⇒ $2p_B-2p_A=8$          (4)

Từ (3) và (4) ⇒ $p_A=30$; $p_B=26$

⇒ $Z_A=p_A=e_A=30$ ⇒ $A$ là $Kẽm:KHHH:Zn$

⇒ $Z_B=p_B=e_B=30$ ⇒ $B$ là $Sắt:KHHH:Fe$

b/. 

Ta thấykhối lượng chất rắn (muối) ở 2 trường hợp là khác nhau, nên:

** Ở trường hợp 1: $500ml$ $HCl$ ⇒ Lượng $HCl$ hết, lượng kim loại dư

** Ở trường hợp 2: $800ml$ $HCl$ ⇒ Lượng $HCl$ dư, lượng kim loại hết

⇒ Tính theo trường hợp 2 để tìm khối lượng 2 kim loại:

Đổi:

$500ml=0,5 lít$

$800ml=0,8 lít$

Gọi $x$ là số mol của $Zn$; $y$ là số mol của $Fe$ trong hỗn hợp

PTHH:
$Zn+2HCl→ZnCl_2+H_2↑$           (1)

x             2x            x              x    (mol)

$Fe+2HCl→FeCl_2+H_2↑$           (2)

y             2y            y              y    (mol)

Theo phương trình, ta có:

$n_{Zn}=n_{ZnCl_2}=x(mol)$

$n_{Fe}=n_{FeCl_2}=y(mol)$

⇒ $n_{Zn}+n_{Fe}=n_{ZnCl_2}+n_{FeCL_2}$

⇔ $65x+56y=18,6$              (*)

⇔ $136x+127y=39,9$          (**)   

Từ (*) và (**) ⇒ $x=0,2$; $y=0,1$

$m_{Zn}=0,2.65=13g$

$m_{Fe}=0,1.56=5,6g$

---------------------------

Để tính nồng độ mol của $HCl$, ta tính theo trường hợp 1:

Ta có:

$n_{HCl}=V.CM=0,5.x(mol)$

Theo phương trình, ta có:

$n_H=$ `1/2` $.n{HCl}=$ `1/2` $.0,5.x=0,25.x(mol)

Bảo toàn khối lượng, ta có:

$m_{hỗn hợp R}+m_{HCl}=m_{muối}+m_{H_2}$

⇔ $18,6+0,5x.36,5=34,575+2.0,25x$

⇔ $18,75x=15,975$

⇒ $x=$ `(15,975)/(18,75)` $≈0,85M$

Thảo luận

-- Bạn học lp 9 phải k nhỉ kể ra bài đt hsg khối 10 bạn làm bon bon nể thực sự
-- Ôi mình ơn Hà nội dịch giờ căng quá chả bt bh mới đc đi học huhu
-- Mình đang lớp 9. Cũng ko giỏi đâu bạn, mình thử sức 1 chút ấy, nhiều bài mình cũng ko làm đc mà
-- Đúng rồi, giờ HN căng giống SG trước đây á
-- bạn ưi hỏi bạn xíu
-- bạn ơi
-- chỗ dòng 2 từ cuối trở lên bạn tính nhầm k z
-- Mình đây bạn. Đúng là mình bị nhầm. Mình sửa lại nhé: $17,75x=15,975$ ⇒ $x=$ `(15,975)/(17,75)` $=0,9M$

Lời giải 2 :

Đáp án:

 a) Hai kim loại A và B lần lượt là Fe và Zn

b) 

Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

Zn + 2HCl --> ZnCl2 + H2

Ta thấy lượng axit ở TN 1 nếu dư thì lượng muối ở hai thí nghiệm đều bằng nhau

Mà ở đây lượng muối ở TN2 lớn hơn TN1 nên chứng tỏ axit hết 

Ta có: nHCl=0,5x -->nH2=0,25x 

BTKL: 18,6 + 36,5.0,5x=34,575 + 0,5x 

--> x=0,9 

Xét đến TN2:

Nếu axit hết -->m rắn sau pứ=18,6+ 35,5.0,9.0,8=27,42 < 39,9 --> Axit dư

Gọi số mol của Fe và Zn lần lượt là a và b (mol)

Ta có hệ:

56a+65b=18,6

127a+136b=39,9 

-->a=0,1 và b=0,2 

-->mFe=5,6g và mZn=13g

Giải thích các bước giải:

 Chúc bạn học tốt!

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK