Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi (từ...

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 11): “…Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đ

Câu hỏi :

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 11): “…Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để dãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát….” Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Chiếu dời đô C. Hịch tướng sĩ B. Bình Ngô đại cáo D. Bàn luận về phép học Câu 2: Tác giả của đoạn trích trên là ai? A. Nguyễn Trãi C. Lí Công Uẩn B. Trần Quốc Tuấn D. Tố Hữu Câu 3: Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? A. Cáo C. Hịch B. Chiếu D. Truyện ngắn Câu 4: Đoạn trích được sáng tác vào năm nào? A. Tháng 9- 1258 C. Tháng 9- 1285 B. Tháng 9- 1288 D. Tháng 9- 1284 Câu 5: Đoạn trích ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc B. Sauk hi cuộc kháng chiến thắng lợi D. Cả ba thời điểm trên đều không đúng Câu 6: Tình cảm, tư tưởng bao trùm của đoạn trích là? A. Lòng tự hào dân tộc C. Lo lắng cho vận mệnh dân tộc B. Tinh thần lạc quan D. Căm thù giặc Câu 7: Phương thức biểu đạt của đoạn văn? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Nghị luận D. Miêu tả Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? A. Điệp ngữ, đảo ngữ C. Nói giảm nói tránh, liệt kê C. Ẩn dụ, nói quá D. Điệp ngữ, liệt kê Câu 9: Xét về mục đích nói, câu “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu phủ định C. Câu cảm thán B. Câu cầu khiến D. Câu nghi vấn Câu 10: Với câu: “Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm.”, người nói đã thực hiện kiểu hành động nói nào? A. Hành động trình bày C. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi D. Hành động điều khiển Câu 11: Đâu không là biểu hiện sai trái được tác giả nói đến trong đoạn văn trên? A. Bàng quan C. Ham mê cầu an hưởng lạc B. Vun vén cá nhân D. Bán nước cầu vinh Câu 12: Với câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”, người nói đã thực hiện kiểu hành động nói nào? A. Hành động trình bày C. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi D. Hành động điều khiển Câu 13: Câu : “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” thuộc kiểu câu nào? A. Câu phủ định C. Câu cảm thán B. Câu cầu khiến D. Câu nghi vấn Câu 14: Đâu không phải là đặc điểm của thể hịch? A. Là thể văn nghị luận trung đại C. Được viết bởi vua, chúa, tướng lĩnh các phong trào B. Dùng để ban bố mệnh lệnh D. Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc sảo Câu 15: Trong văn bản chứa đoạn văn trên, đâu không phải là hậu quả của những hành động sai trái mà tác giả đưa ra? A. Mất hết sinh lực, tâm trí đánh giặc C. Tiếng xấu lưu truyền B. Nước mất nhà tan D. Bị giặc bắt đi đày khổ sai

Lời giải 1 :

1C

2B

3C

4C

5D

6D

7B

8D

9A

10A

11D

Thảo luận

Lời giải 2 :

1-C. Hịch tướng sĩ

2-B. Trần Quốc Tuấn

3-C. Hịch

4-C. Tháng 9- 1285

5-D. Cả ba thời điểm trên đều không đúng

6-D. Căm thù giặc

7-B. Nghị luận

8-D. Điệp ngữ, liệt kê

9-A. Câu phủ định

10-A. Hành động trình bày

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK