Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần...

Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi: “... Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi: “... Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng...” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai) a. Văn bản “Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào? Tên đầy đủ của văn bản là gì? b. Nêu đặc điểm thể hịch và cho biết kết cấu của văn bản? b. Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích? c. Qua đoạn trích trên, em hiểu như thế nào về nhân vật “ta”? Nếu là “tướng sĩ” của nhân vật “ta” trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, em sẽ làm gì trước những “lời bộc bạch thống thiết tâm can” của vị chủ tướng? d. Xét về mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “...Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng khốn bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tốt xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?...” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai) a. Đoạn văn trên nằm ở phần nào trong văn bản “Hịch tướng sĩ”? b. Trong đoạn trích này, tác giả nêu ra hậu quả về thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ trước cảnh “nước mất nhà tan”. Em hãy chỉ rõ những hậu quả đó? c. Việc Trần Quốc Tuấn nêu ra những hậu quả trên nhằm mục đích gì? Biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng? Tác dụng? d. Các câu văn in đậm thực hiện hành động nói nào? Cách thức thực hiện hành động nói đó? e. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một văn bản em đã học viết về chiến thắng của quân dân nhà Trần chống giặc Mông Nguyên, đó là văn bản nào? Của ai?

Lời giải 1 :

Câu 1.

a. Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

- Hịch tướng sĩ

b.

- Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Như vậy, hịch không phải là thể văn đươc sử dụng thông dụng trong thời bình như chiếu, phú, tấu, sớ... về hình thức, hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát.

- Cấu trúc theo ba phần chính:

+ Phần đầu nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận

+ phần giữa nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù)

+ phần cuối nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu.

c. Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước tình cảnh nước nhà, uất ức, căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hy sinh để trả mối thù.

d. Nhân vật " ta" là một người có lòng yêu nước nồng nàn, khi phải nhìn thấy tình cảnh của nhà nước mà đau xót cùng với đó là sự căm tức để trả được mối thù này.

- Em sẽ cùng với chủ tướng để chiến đấu, hy sinh để trả mối thù.

Câu 2.

a. Phần 3. Phê phán tư tưởng cầu an hưởng lạc, mất cảnh giác của các tướng sĩ, nghiêm khắc chỉ ra con đường bại vong đau đớn nhục nhã.

b. 

 - Bị bắt

- Thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất;

- chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn

-  xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng khốn bị quật lên;

- trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa.

c.

 - Thấy rõ được những hậu quả khi bị mất nước. Khích lệ tinh thân tướng sĩ.

-  Liệt kê. Nhằm kể ra những hậu quả chúng ta phải chịu khi vẫn có tư tưởng cầu an hưởng lạc, mất cảnh giác của các tướng sĩ.

d.  Tụng giá hoàn kinh sư- Trần Quảng Khải

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK