Trang chủ Toán Học Lớp 7 Số học giỏi , khá , trung bình của khối...

Số học giỏi , khá , trung bình của khối 7 lần lượt tỉ lệ với 2;3;5 . Tính số học sinh khá , giỏi , trung bình , biết tổng số học sinh khá và học sinh trung bìn

Câu hỏi :

Số học giỏi , khá , trung bình của khối 7 lần lượt tỉ lệ với 2;3;5 . Tính số học sinh khá , giỏi , trung bình , biết tổng số học sinh khá và học sinh trung bình hơn học sinh giỏi là 180 em 2 , Ba đội máy cày , cày ba cánh đồng cung diện tích . Đội thứ 1 cày xong trong 3 ngày , đội thứ 2 cày xong trong 5 ngày , đội thứ 3 cày xong trong 6 ngày . Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy , biết rằng đội thứ 3 có ít hơn đội thứ hai 1 máy ?

Lời giải 1 :

Bài 1:

Gọi số học sinh giỏi, khá, trung bình lần lượt là: `x, y, z` `(x, y, z in N^**)`

Ta có:

`x, y, z` lần lượt tỉ lệ với `2; 3; 5` 

`=> x/2 = y/3 = z/5`

Mà tổng số học sinh khá và học sinh trung bình hơn học sinh giỏi là `180` em

`=> y + z - x = 180`

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

`x/2 = y/3 = z/5 = (y + z - x)/(3 + 5 - 2) = 180/6 = 30`

Từ đó suy ra:

`x/2 = 30 => x = 60`

`y/3 = 30 => y = 90`

`z/5 = 30 => z = 150`

Vậy số học sinh giỏi, khá, trung bình lần lượt là: `60; 90; 150` học sinh

Bài 2:

Gọi số máy cày của `3` đội `1; 2; 3` lần lượt là: `x, y, z` `(x, y, z in N^**)`

Ta có:

`3x = 5y = 6z`

`=> (3x)/30 = (5y)/30 = (6z)/30`

`=> x/10 = y/6 = z/5`

Mà đội thứ ba ít hơn đội thứ hai `1` máy cày

`=> y - z = 1`

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

`x/10 = y/6 = z/5 = (y - z)/(6 - 5) = 1/1 = 1`

Từ đó suy ra:

`x/10 = 1 => x = 10`

`y/6 = 1 => y = 6`

`z/5 = 1 => z = 5`

Vậy số máy cày của `3` đội `1; 2; 3` lần lượt là: `10; 6; 5` máy cày

 

Thảo luận

-- câu 1 của bạn bị sai rồi
-- Mình đúng
-- cho mình xin lỗi nhá mình nhầm
-- nhìn bài của bạn kia lên bị lẫn vào nhau
-- mình viết thiếu mong thông cảm
-- Lần sau bạn nên viết đề là: Hỏi số học sinh giỏi, khá, trung bình là bao nhiêu nhé? Bạn viết ngược lại câu hỏi là: khá, giỏi, trung bình khiến bạn kia hiểu lầm
-- ừ cảm ơn bạn

Lời giải 2 :

`1)`

Gọi số học sinh giỏi, khá, trung bình  lần lượt là `a ; b ; c( ĐK a ; b ; c \in NN^**)`

Vì số học sinh và số tỉ lệ là `2` đại lượng tỉ lệ thuận

Nên : `a/2 = b/3 =  c/5` và `( b + c) - a = 180`

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có :

`a/2 = b/3 = c/5 = (( b + c) - a)/( ( 5 + 3) - 2) = 180/6 =30`

Với :

`a/2 = 30=> a = 30 . 2 = 60`

`b/3 = 30 => b = 30 . 3 = 90`

`c/5 = 30 => c = 30 . 5 = 150`

Vậy số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối `7` lần lượt là : `60 ; 90 ; 150` học sinh.

``

`2)`

Gọi số máy cày của `3` đội lần lượt là `a ; b ; c ( ĐK a ; b ; c \in NN^**)`

Vì số ngày và số máy cày là `2` đại lượng tỉ  lệ nghịch

Nên `3a = 5b = 6c` và `b- c = 1`

 Hay  `a/(1/3) = b/( 1/5) = c/( 1/6)` và `b- c = 1`

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có :

`a/( 1/3) = b/( 1/5) = c/( 1/6) = ( b - c)/( 1/5 - 1/6) = 1/(1/30)= 30`

Với : 

`a/(1/3) = 30=> a = 30 . 1/3 = 10`

`b/(1/5) = 30 => b = 30 . 1/5 = 6`

`c/( 1/6) = 30=> c = 30 . 1/6 = 5`

Vậy số máy cày của `3`  đội lần lượt là `10 ; 6 ; 5` máy cày.

`#caty09`

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK