Đầu tiên ta xác định chất tan, dung môi là chất nào?
Có 2 kiểu pha chế:
Bài tập 1: Từ muối CuSO4, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 10%.
a) Tính toán
Đề bài cho khối lượng chất tan là 50 gam dung dịch CuSO4 và nồng độ phần trăm của dung dịch C% = 10%.
Vận dụng công thức tính khối lượng chất tan ta có:
\(m_{CuSO_{4}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}\) = \(\frac{{10\%.50 }}{{100\% }} = 5(gam)\)
Các em lưu ý tới công thức tính khối lượng dung dịch là mdung dịch = mdung môi + mchất tan
Có khối lượng chất tan (5gam CuSO4), có khối lượng dung dịch (50 gam). Như vậy ta suy ra được khối lượng dung môi (nước)
mdung dịch = mdung môi + mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch - mchất tan = 50 - 5 = 45 (gam)
Vậy khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là 45 gam.
b) Cách pha chế:
Hình 1: Quá trình pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 10%
Bài tập 2: Từ muối CuSO4, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 50 ml dung dịch CuSO4 1M.
a) Tính toán
Từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch nhận thấy có chứa 3 ẩn là số mol (n), thể tích (V) và nồng độ mol (CM).
Đề bài cung cấp 2 dữ kiện là thể tích dung dịch và nồng độ mol (1mol/l)
Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lít nên dữ kiện ml phải đổi về lít: 50 ml = \(\frac{{50}}{{1000}} = 0,05(lit)\)
Cho nguyên tử khối của Cu = 64, S = 32, O = 16
Cụ thể như sau:
Số mol CuSO4 chứa trong 50 ml dung dịch CuSO4 1M là:
\(n = {C_M}.V = 1.0,05 = 0,05(mol)\)
Khối lượng CuSO4 chứa trong 50 ml dung dịch CuSO4 1M là:
\({m_{CuS{O_4}}} = {n_{CuS{O_4}}}.{M_{CuS{O_4}}} = 0,05.(64 + 32 + 16.4) = 8(gam)\)
Vậy khối lượng CuSO4 cần thêm vào là 8 gam để tạo 50 ml dung dịch CuSO4 1M.
b) Cách pha chế
Bước 2: Tiến hành pha chế
Hình 2: Quá trình pha chế 50 ml dung dịch CuSO4 1M
Bài tập 1: Từ muối MgSO4, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 100ml dung dịch MgSO4 0,4 M từ dung dịch MgSO4 2M.
a) Tính toán
Từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch nhận thấy có chứa 3 ẩn là số mol (n), thể tích (V) và nồng độ mol (CM).
Đề bài cung cấp 2 dữ kiện là thể tích dung dịch (100 ml) và nồng độ mol (0,4M)
Lưu ý: Vì đơn vị của nồng độ mol là (mol/lit) nên thể tích phải đổi từ ml sang lít.
Cho nguyên tử khối của Mg = 24, S = 32, O = 16
Cụ thể như sau:
Đổi 100ml thành 0,1 lít
Số mol chất tan có trong 100ml dung dịch 0,4M:
\({n_{MgS{O_4}}} = {C_M}.V = 0,4.0,1 = 0,04(mol)\)
+ Thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có 0,04 mol MgSO4:
\(V' = \frac{n}{{{C_M}'}} = \frac{{0,04}}{2} = 0,02(lit)=20(ml)\)
b) Cách pha chế
Hình 3: Quá trình pha loãng dung dịch MgSO4 2M
Bài tập 2: Từ muối NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 150g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%.
a) Tính toán
Khối lượng NaCl trong 150g dung dịch NaCl 2,5% là:
\({m_{NaCl}} = \frac{{C\% .{m_{{\rm{dd}}}}}}{{{\rm{100\% }}}} = \frac{{2,5.150}}{{100}} = 3,75(g)\)
Khối lượng dung dịch NaCl ban đầu chứa 3,75g NaCl là:
\({m_{{\rm{dd}}}} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }} = \frac{{3,75.100}}{{10}} = 37,5(g)\)
Khối lượng nước cần dùng là:
mdm= 150 – 37,5 = 112,5(g)
b) Cách pha chế
Lưu ý: Khi cân dung dịch ta cân cả dung dịch và bình chứa dung dịch nên ta sẽ cân riêng bình đựng, sau đó lấy tổng khối lượng trừ đi khối lượng bình là ra được khối lượng dung dịch chứa trong bình. Cụ thể như bài này. Khối lượng bình rỗng là 50 gam, tổng khối lượng bình và dung dịch là 87,8 gam. Như vậy ta vừa cân được 87,5 - 50 = 37,5 gam dung dịch.
Hình 4: Đầu tiên ta cân bình rỗng
Hình 5: Sau đó, cân cả khối lượng của bình và dung dịch
Hình 6: Quá trình pha chế dung dịch NaCl 2,5%
Sau bài học cần nắm:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 43 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Có 60g dung dịch NaOH 20%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 25% là:
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 43.
Bài tập 3 trang 149 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 149 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 149 SGK Hóa học 8
Bài tập 43.1 trang 59 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.2 trang 59 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.3 trang 59 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.4 trang 59 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.5 trang 59 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.6 trang 59 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.7 trang 59 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.8 trang 60 SBT Hóa học 8
Bài tập 43.9 trang 60 SBT Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK