Dàn bài
I. MỞ BÀI
Giới thiệu chiếc đồng hồ háo thức để bàn của nhà em tuy đã cũ nhưng vẫn luôn chạy đúng giờ.
II. THÂN BÀI
Tả cảnh bao quát
Của nước nào sản xuất? Loại nào? (Chạy pin hay lên dây?). Kích cỡ?
Tả từng bộ phận
- Vỏ đồng hồ làm bằng gi ? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị tróc, trẩy xước?
- Mặt đồng hổ. Chữ số chỉ ngày, giờ, phút, giây ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau thế nào?
- Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em. (Luôn chạy đều đặn, đúng giờ).
III. KẾT LUẬN
Cảm nghĩ, cảm tình của em đối với chiếc đồng hồ ấy. Cách sử dụng, giữ gìn thế nào?
Bài làm tham khảo
Cùng làm một công việc đếm thời gian, nhưng nếu tấm lịch lặng thầm thì đồng hồ lại luôn miệng: “Tíc - tắc, tíc - tắc...” đều đặn. Chiếc đồng hồ để bàn nhà em cũng vậy.
Đó là một chiếc đồng hồ hàng nội, loại lên dây, đã cũ. Ba em mua nó trong một lần đi chợ tỉnh cách đây hơn ba năm. Cả đồng hồ là một hình hộp chữ nhật rộng độ hai mươi phân và cao độ mười phân.
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa màu xám. Mép ngoài được mạ nhôm trước đây bóng lộn giờ đã bị trầy xước đôi chỗ. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Trên đó, bên trái là hàn thử biểu, bên phải là phần chính hình bầu dục gồm một vòng mười hai con số từ số 1 đến số 12 trong đó số 6 được thay bằng ô chỉ ngày. Trên mặt đồng hồ có ba chiếc kim dài ngắn di chuyển nhanh chậm khác nhau. Đầu đỏ mảnh mai là kim giây quay liên tục. To và ngắn hơn là kim phút lâu lâu mới nhích tới một chút.
Kim giờ thoáng nhìn tưởng như bất động nhưng thật ra vẫn thầm lặng đếm thời gian, quay chậm chạp. Mặt sau đồng hồ có ba chiếc núm: núm để lên dây, núm điều chỉnh giờ và núm hẹn báo thức.
Ngồi đó, đồng hồ cần mẫn làm việc. Tiếng “tíc tắc”, “tíc tắc” hàng ngày đều đặn vang lên sớm tối. Trong nhà, ai cần đến là có nó ngay. Sáng ra mới năm giờ, nó đã lên tiếng reng reng một hồi lâu gọi mọi người tỉnh giấc. Chưa có lần nào đồng hồ bê trễ công việc nếu như mỗi ngày ta đừng quên một lần lên dây cho nó.
Chiếc đồng hồ làm công việc nhắc nhở ai nấy học tập, làm việc, sinh hoạt đúng giờ, trách chi cả nhà chẳng quý trọng và gìn giữ nó cẩn thận cho được.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK