Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
Bài làm
Tôi là người hay đọc những mẩu chuyện viết về chiến tranh thời chống Mĩ của cha anh chúng ta. Một hôm, bô tôi đưa về cho tôi một tập truyện “Thế hệ anh hùng” - tập I, NXB Thanh niên 1968. Tập truyện thật hay, thật hấp dẫn. Bây giờ thì tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện trong tập truyện ấy.
Truyện có tựa đề “Cô kiện tướng phá bom nể chậm”. Người đoàn viên thanh niên ấy tên là Nguyễn Thị Liệu mới hai mươi hai tuổi, tổ trưởng một tổ phá bom nổ chậm trên con đường Trường Sơn nổi tiếng. Tổ chị có ba người chịu trách nhiệm một đoạn đường trọng điểm. Chiều hôm trước có một quả bom nổ chậm đang nằm chềnh ềnh ngay giữa mặt đường. Lệnh của ban chỉ huy là phải thông đường càng sớm càng tốt. Chị lên đường đi phá quả bom. Như đã quen thuộc, chị phá quả bom theo kiểu bắn mìn phá đá. Đặt mìn lền thân bom, tra kíp nổ vào rồi châm lửa đốt dây cháy chậm. Sau khi phá xong, nhìn hố bom khổng lồ, sâu hoắm, chị nghĩ nếu cứ phá bom theo kiểu này thì việc san lấp mặt đường sẽ tcín rất nhiều thời gian và công sức, phải làm cách khác thôi.
Đêm ấy, chị cử trằn trọc không sao ngủ được. Thế rồi chị đã nghĩ ra một cách phá bom theo kiểu mới. Chị bàn bạc với các tổ viên của mình và được các anh nhất trí. Nhưng cách phá bom kiểu này rất nguy hiểm, chị biết thế. Và chị đã quyết tự mình thực hành trước. Chị phân công hai tổ viên đứng gác hai đầu đường, còn mình thì trực tiếp đi phá.'
Quả bom Mĩ rúc hẳn đầu sâu xuống đất. Chị dùng daõ, tay đào dọc theo thân quả bom. Đào xong, chị lấy một . mảnh giấy bia cứng gói thuốc mìn quấn lại thành hình phễu, ép phía dưới quả bom. Lần này tiếng nổ của quả bom và mìn nghe nhẹ hơn hẳn những lần trước. Chị Liệu và hai anh tổ viên cùng chạy lại. Ba người sửng sốt reo lên: “Thành công rồi! Thành công rồi!”. Theo cách phá này, quả bom bị sức mìn phía dưới làm bật tung lên nổ ở trên không. Mặt đường chỉ bị khoét một lỗ bằng chiếc lồng chảo. Chẳng cần cuốc xẻng cả ba người có thể dùng tay, chân khỏa đất lấp bằng mặt đường trong chốc lát.
Từ đấy, người ta gọi kiểu bắn mìn phá bom ấy là “kiểu bắn mìn Nguyễn Thị Liệu” và tặng cho cô danh hiệu “kiện tướng phá bom nổ chậm”.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK