1. Chữa bài
a) Đọc lại bài làm :
- Đọc lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) trong bài.
- Đọc những chỗ mắc lỗi, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi.
- Tự đánh giá bài làm của em. Gợi ý :
+ Bài làm cùa em đã có mở bài, kết bài chưa ? Em đã mở bài, kết bài theo kiểu nào ?
+ Em dùng từ, đặt câu, viết chính tả đúng chưa ?
+ Các chi tiết trong bài của em đã chính xác chưa ?
+ Bài làm của em đã có hình ảnh so sánh chưa ? Cách so sánh của em có gì hay ?
+ Bài làm của em có dùng phép nhân hoá không ? Phép nhân hoá em sử dụng có gì hay ?
b) Chữa lỗi trong bài làm :
- Chữa lại các từ, câu sai.
- Chữa lại những chi tiết chưa chính xác.
- Viết thêm những nội dung còn thiếu.
2. Chọn một đoạn trong bài làm của em viết lại theo cách khác hay hơn. Các đoạn có thể viết lại là :
- Đoạn mở bài (hoặc kết bài) theo kiểu khác với đoạn mở bài (kết bài) em đã viết.
- Đoạn tả các bộ phận cây cối có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK