Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống- soạn tiếng việt 5

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống- soạn tiếng việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?

a) Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.

b) Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.

c) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Đáp án c là đúng. Truyền thống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành ba nhóm:

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).

b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

(truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng)

   a) Truyền có nghĩa là “trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)” gồm: truyền thống, truyền nghề, truyền ngôi,

    b) Truyền có nghĩa là “lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết”, gồm: truyền bá, truyền tin, truyền hình, truyền tụng.

   c) Truyền có nghĩa là “nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người”, gồm:  truyền máu, truyền nhiễm.

Câu 3. Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc :

   Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tố tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.

                                                    Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

   Các từ ngừ chí người, sự vật gợi nhớ lịch sử, truyền thống dân tộc trong đoạn văn đã cho, gồm các từ ngừ sau:

   - Chỉ người: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giãn.

   - Chỉ sự vật: mũi tên đồng cỏ Loa, dấu tích của tổ tiên, nắm tro bếp, con dao cắt rốn bằng đá, vườn cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nôi, di tích, di vât.

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK