Chọn một trong các đề bài sau :
1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Trả lời:
Đề 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
Đề 2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
Đề 3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Tôi là người em trong câu chuyện Cây Khế. Mỗi lần nhớ lại chuyện xưa, lòng tôi nặng trĩu một nỗi buồn. Đó là nỗi buồn vì anh tôi đã vĩnh viễn ra đi bởi lòng tham lam vô độ.
Lúc sinh thời, bố mẹ tôi có một gia sản tương đôi lớn. Khi họ mất đi, anh tôi giành hết nhà cửa, ruộng vườn, đất đai,... Anh chỉ để cho tôi một túp lều nhỏ và một cây khế. Tôi lúc nào cũng hiếu thuận nên nhất mực nghe theo, không dám đòi hỏi gì hơn.
Hằng ngày, vợ chồng tôi ra sức chăm bón nên cây khế mau đơm hoa, kết trái. Nhìn cây khế trĩu quả, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Cây khế đã trờ thành nguồn sống của gia đình tôi.
Một ngày kia, bỗng có một con chim lạ từ đâu bav đến đậu trên cây khế. Chim thật đẹp. Bộ lông nó mịn màng như nhung, thân hình chim to lớn như đại bàng. Chim ăn khế nhà tôi rất nhiều, nó mổ hết quả này đến quả khác. Tôi thật xót lòng nhưng không nỡ xua đuổi chim đi. Tôi chi đứng dưới gốc mà than thờ với chim rằng:
- Gia đinh ta sống nhờ vào cây khế này thôi, nay chim ăn hết thì ta sống làm sao?
Tôi vừa dứt lời thì chim kêu lên thành tiếng:
“Ăn một quả khế Trả một cục vàng May túi ba gang Mang đi mà đựng”
Thật ngạc nhiên! Tôi không nghĩ rằng chim sẽ giúp minh giàu sang, nhưng tôi vẫn bảo vợ may một cái túi vừa đúng ba gang. Sáng hôm sau, chim đến chờ tôi đi lấy vàng, tôi vô cùng vui sướng vì quá nhiều vàng ở đấy, nhưng tôi chỉ lấy vừa đù đựng vào túi rồi leo lên lưng chim để chim chở về nhà. Gia đình tôi đã trở nên giàu có từ dạo ấy. Tôi đã có cơ hội giúp đỡ người nghèo khó trong làng. Vợ chồng tôi thầm cảm ơn chim thần tốt bụng đã giúp đỡ chúng tôi. Chẳng bao lâu, anh tôi biết được sự việc trên nên sang nhà tôi đòi đổi gia sản của anh đế lấy lại cây khế. Vốn chiểu lòng anh nên tôi chấp thuận. Tôi chỉ mong anh em thuận hòa và gia đình êm ấm. Thế là hằng ngày anh cứ đứng ờ gốc cây khế mà trông chờ chim lạ.
Sự chờ mong của anh cũng đến. Chim lạ bay tới ăn khế, anh tôi than thở với chim. Chim lạ cũng kêu thành tiếng như lần trước. Anh tôi mừng quá, lòng tham của anh trỗi dậy. Anh bảo vợ may cái túi mười hai gang để chuẩn bị di lấy vàng. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến chở anh đi đến núi vàng. Đến nơi, chim đáp cánh xuống. Nhìn thấy vàng, anh hoa cả mắt. Anh không cầm được lòng tham nên cố lấy cho thật nhiều vàng. Anh đựng đầy vào túi mười hai gang và còn lấy thêm giấu vào trong người. Lúc về, chim bay qua giữa biển thì gặp cơn gió mạnh, chim mỏi cánh bảo anh thả bớt vàng xuống nhưng anh không chịu nghe lời, cứ khư khư ôm lấy túi vàng. Bỗng cánh chim chao đảo. Chim không chịu đựng được nữa vì quá nặng nên đã trút anh tôi cùng cái túi vàng xuống biển.
Tôi thật đau xót cho anh. Giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu có kết cục bi thảm như thế. Từ câu chuyện về cây khế và chim thần, tôi muôn nhắn gửi mọi người một điều:
“Ở hiền thì được gặp hiền Người ngay thì được phật, tiên độ trì”.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK