1. Nghe-viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (từ Y Hoa lấy trong gùi ra… đến hết)
Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:
- Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!
- A, chữ, chữ cô giáo!
2. Tìm những tiếng có nghĩa:
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch.
M: trao (trao đổi) - chao (chao liệng)
b) Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã.
M: bảo (bảo ban) - bão (cơn bão)
Trả lời:
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch.
- trân trọng, tráo trở, trần trụi, trong trắng, trắng trẻo, trai trẻ, trùng trục, trâng tráo, trong trẻo…
- chao chát, chanh chua, châm chọc, chải chuốt, chan chứa, chang chang, chán chường, chăm chỉ, chăm chút, châm chước, chân chất, chân chính, chập chờn…
b) Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã.
- Từ có tiếng thanh hỏi: vất vả, hả hê, học hỏi, ngả nghiêng, trắng trẻo, thỏ thẻ, tỉ mỉ, vắng vẻ, thơm thảo, nghiêm chỉnh.
- Từ có tiếng thanh ngã: vật vã, tĩnh mịch, rạng rỡ, mật mỡ, cãi cọ, hãnh diện, vũ khí, chiến sĩ, phụ nữ, nghĩ ngợi, khiêu vũ, mẫu số, ngưỡng mộ.
3. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống:
a) Những tiếng có âm đầu là tr hay ch.
Nhà phê bình và truyện của vua
Một ông vua tự ... là mình có tài nên rất hay viết truyện. ... của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên ... ai dám ... bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật.Vua tức giận tống ông vào ngục.
Thời gian sau, vua ... lại tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét,ông bước nhanh về phía mấy người lính canh và nói:
- Xin hãy đưa tôi ... lại nhà giam!
b) Những tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã.
Lịch sử bấy giờ ngắn hơn
Thấy điểm .... kết môn Lịch .... của cháu thấp quá, ông ....:
- Ngày ông đi học, ông toàn được ..... 9, điểm 10 môn Lịch sử. Thế mà bây giờ điểm ..... kết môn Lịch sử của cháu ..... được có 5,5. Cháu .... nghĩ sao đây?
Cháu đáp:
- Nhưng thời ông đi học thì lịch sử ngắn hơn bây giờ ạ.
Trả lời:
a) cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
b) tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK