Câu 1. Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
Học sinh tự lập dàn ý
Câu 2. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em :
Bài văn tham khảo
Mỗi chúng ta, ai cũng có một quê hương để thương để nhớ “Quê hương là chùm khế ngọt,... Mẹ về nón lá nghiêng che...” là nơi lưu lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trùng, nơi có đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đáng ấy luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ta ra đửng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thôi, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mài xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay nổi bật trên nen trời xanh thăm. Nhât là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đông rộn lên bao câu ca tiếng hát của những trai gái làng. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giởn với thảm lúa xanh. Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sè thấy một biến vàng mênh mông óng ả. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô.
Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tàm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi đê lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiêm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mên cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã được sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm lâng. Cuộc sống của quê hương’ em đang thay da đổi thịt từng ngày.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK