Kính hiển vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.
Kính hiển vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng truc, khoảng cách giữa chúng \(O_1O_2=l\) không đổi. Khoảng cách \(F_1'F_2'=\delta\) gọi là độ dài quang học của kính.
Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Đó thường là một gương cầu lỏm.
Hình ảnh một số sinh vật chụp được khi quan sát qua kính hiển vi
Hình ảnh lưỡi xanh của một con dế, phóng đại lên 25 lần.
Hình ảnh của một loại vi tảo nhỏ, phóng đại 40 lần.
Sơ đồ tạo ảnh :
\(A_1B_1\) là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. \(A_2B_2\) là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian \(A_1B_1\).
Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo \(A_2B_2\) .
Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính (\(d_1\)) sao cho ảnh cuối cùng (\(A_2B_2\) ) hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt.
Nếu ảnh sau cùng \(A_2B_2\) của vật quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.
Khi quan sát vật bằng kính hiển vi phải thực hiện như sau
Vật phải được kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt, đó là tiêu bản
Vật được cố định trên giá, ta dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp.
Khi ngắm chừng ở cực cận:
\(G_c=\left |\frac{d_1'd_2'}{d_1d_2} \right |\)
Khi ngắm chừng ở vô cực:
\(G_\propto =\left |k_1 \right |.G_2=\frac{\delta .OC_c}{f_1f_2}\)
Với \(\delta =O_1O_2-f_1-f_2\)
Trong đó:
\(G_\propto\): số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
\(k_1\): số phóng đại của vật kính L1
\(G_2\): số bộ giác của thị kính L2
\(\delta\): độ dài quang học
\(f_1\): tiêu cự của vật kính L1
\(f_2\): tiêu cự của thị kính L2
Đ \(=OC_c\): khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt
Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là \(f_1 = 1 cm, f_2 = 4 cm\). Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận \(OC_c = 20 cm\). Người này ngắm chừng ở vô cực. Tính số bội giác của ảnh.
Ta có:
Sơ đồ tạo ảnh:
Số bội giác của ảnh ngắm chừng ở vô cực tính theo công thức: \(G_{\infty } = \frac{\delta D}{f_1.f_2} = 80.\)
Muốn điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện ra sao? Khoảng xê dịch điều chỉnh kính hiển vi có giá trị như thế nào ?
Cách điều chỉnh kính hiển vi:
Vật phẳng cần quan sát kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏn trong suốt (gọi là tiêu bản )
Đặt vật cố định trên giá đồng thời di chuyển toàn bộ ống kính (cả vật kính và thị kính) từ vị trí sát nhập ra xa dần bằng ốc vít vị cấp.
Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính \(d_1\) sao cho ảnh của bật qua kính nằm trong khoảng giới hạn thấy rõ \(C_cC_v\) của mắt.
Đối với kính hiển vi, khoảng dịch chuyển \(\Delta d_1\) này rất nhỏ (cỡ chừng vài chục μm).
Qua bài giảng Kính hiển vi này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Nêu được công dụng và cấu tạo của kính hiển vi. Nêu được đặc điểm của vật kính và thị kính của kính hiển vi.
Trình bày được sự tạo ảnh qua kính hiển vi và vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Viết và áp dụng được công thức số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 6- Câu 14: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 11 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 33.1 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.2 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.3 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.4 trang 91 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.5 trang 92 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.6 trang 92 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.7 trang 92 SBT Vật lý 11
Bài tập 33.8 trang 92 SBT Vật lý 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK