Câu 1. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
+ nắng – vàng hoe
+ xoan – vàng lịm
+ tàu lá chuối – vàng ối
+ bụi mía – vàng xọng
+ rơm, thóc – vàng giòn
+ lá mít – vàng ối
+ tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi
+ quả chuối – chín vàng
+ gà, chó – vàng mượt
+ mái nhà rơm – vàng mới
+ tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm
Câu 2: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động.
- Những chi tiết về thời tiết là:
+ Quang cảnh đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm.
+ Không còn có cảm giác héò tán hanh hao như lúc sắp bước vào mùa đông.
+ Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
+ Ngày không nắng, không mưa.
- Những chi tiết về con người là:
+ Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã.
+ Cứ buông bát đũa lại đi ngay.
+ Cứ trở dậy là ra đồng ngay.
Câu 3. Những chi tiết nào vế thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động
- Quang cảnh: "Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa."
- Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp, thuận lợi cho vụ gặt hái. Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm hoàn hảo.
"... không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay."
Những chi tiết về hoạt động của con người làm cho bức tranh làng quê ngày mùa là một bức tranh lao động tràn đầy sức sống.
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Bài văn thể hiện tình cảm yêu mến đến da diết của tác giả đối với quê hương mình. Phải là một người có tình yêu gắn bó sâu nặng với quê hương làng mạc, với cảnh vật, con người mới bộc lộ được cảm xúc của mình hay đến như vậy.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK