Lý thuyết chu vi hình tròn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Lấy bìa cứng, vẽ và cắt một hình tròn có bán kính 2cm. Ta đánh dấu một điểm A trên đường tròn.

Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên một cái thước có vạch chia xăng-ti-mét và mi-li-mét. Ta cho hình tròn lăn một vòng trên thước đó thì thấy rằng điểm A  lăn đến vị trí điểm B nằm giữa vị trí 12,5cm và 12,6cm trên thước kẻ. Độ dài của đường tròn bán kính 2cm là độ dài của đoạn thẳng AB.

Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.

Như vậy hình tròn bán kính 2cm có chu vi trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm hoặc hình tròn đường kính 4cm có chu vi trong khoảng 12,5 cm đến 12,6 cm.

Trong toán học, người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính 4cm với số 3,14:

4 x 3,14 = 12,56 (cm)

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.

C = d x 3,14

(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).

Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.

C = r x 2 x 3,14

(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn).

Ví dụ 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính 6cm.

Chu vi hình tròn là:

6 x 3,14 = 18,84 (cm)

Ví dụ 2:  Tính chu vi hình tròn có bán kính 5cm.

Chi vi hình tròn là:

5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm)

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK