Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường.
Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết.
Ví dụ:
Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường,
Ngồi dưới lớp không thấy rõ chữ viết ở trên bảng
Xem sách không đủ ánh sáng
Xem tivi nhiều
Đọc sách quá gần
Ngồi học không đúng tư thế
Cách 1: Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của giác mạc
Cách 2 : Đeo kính cận ( thấu kính phân kỳ ) để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt
Mắt lão là mắt của người già.
Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ
Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần .
Kính lão là một thấu kính hội tụ
Vẽ ảnh của vật AB qua kính cận. Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễm Cv của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.
Ảnh của vật AB qua kính cận ở hình 49.1
Yêu cầu này có thực hiện được với kính cận nói trên (xem hình 49.1)
Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cực 50 cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Trên hình 49.5, cho rằng OA = 25 cm; OF = 50 cm; OI = A’B’. Điểm A’ trùng với điểm \(C_{c}\).
Ta thấy \(\Delta FAB \sim \Delta FOI\)
Nên ta có: \(\frac{OA}{OI}=\frac{FA}{FO}=\frac{25}{50}=\frac{1}{2}\) hay \(\frac{AB}{A'B'}=\frac{1}{2}\)
Từ đó ta có: \(\frac{AB}{A'B'}=\frac{OA}{OA'}=\frac{1}{2}\) và OA’ = 20 OA = 50 cm = OF
Nghĩa là ba điểm F, A’ và \(C_{c}\) trùng nhau: O\(C_{c}\).= OA’ = OF = 50 cm. Như vậy điểm cực cận cách mắt 50 cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50 cm.
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Mắt cận và mắt láo cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 49 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C7 trang 132 SGK Vật lý 9
Bài tập C8 trang 132 SGK Vật lý 9
Bài tập 49.1 trang 100 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.2 trang 100 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.3 trang 100 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.4 trang 100 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.5 trang 100 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.6 trang 101 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.7 trang 101 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.8 trang 101 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.9 trang 101 SBT Vật lý 9
Bài tập 49.10 trang 101 SBT Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK