Vật lý 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Loa điện.

2.1.1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện.

  • Khi dòng điện vào ống dây thay đổi thì ống dây dao động, làm cho màng loa dao động theo và phát ra âm thanh.

  • Loa điện biến dao động điện thành âm thanh.

2.1.2. Cấu tạo của loa điện.

 Bộ phận chính của loa điện gồm :

  • Ống dây 

  • Màng loa 

  • Nam châm

loa điện

2.2. Rơle điện từ 

2.2.1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ.

Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

Có 1 nam châm điện, 1 thanh sắt và 2 mạch điện 1& 2. 

RƠLE

2.2.2. Làm việc

Khi đóng công tắc K dòng điện chạy qua nam châm điện, nam châm điện hút thanh sắt làm đóng kín mạch điện 2 dòng điện chạy qua động cơ làm việc. 

2.2.3. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ

  • Chuông báo động

  • Việc sử dụng Nam châm điện thay cho các động cơ nhiệt để vận chuyển hàng hoá (sắt, thép…) trong sản xuất góp phần bảo vệ môi trường.

Bài 1.

Điện kế là dụng cụ được dùng để phát hiện dòng điện. Điện kế tự làm lấy gồm một cái hộp trong đó gắn cố định một cái la bàn thông thường với hai cuộn dây dẫn mắc nối tiếp, cách điện quấn quanh hộp (hình 26.2).

bài 1
 
a. Mức độ phát hiện được dòng điện yếu của điện kế này phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b. Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua ha cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được chỉ ra trên hình vẽ.

Hướng dẫn giải:

a. Vào số vòng dây của cuộn dây và  độ lớn của cường độ dòng điện qua cuộn dây.
b. Kim của la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp. Bỏ qua từ trường của trái đất vì từ trường này rất yếu so với từ trường của ống dây.

Bài 2.

Một thanh thép có một đầu được sơn màu đỏ, đầu kia được sơn màu xanh. Dùng một nam châm điện hình chữ U để từ hóa thanh thép này (hình 26.1).
bai 2

Hãy mô tả bằng hình vẽ và giải thích cách đặt thanh thép đó lên nam châm điện để sau khi từ hóa, đầu sơn đỏ của thanh thép trở thành từ cực Bắc.

Hướng dẫn giải.

Cách đặt thanh thép được mô tả trên hình 26.1. Trên hình vẽ ta thấy, các đường sức từ của từ trường nam châm điện đi vào thanh thép tạo thành đường cong khép kín. Thanh thép bị từ hóa, nằm định hướng theo chiều của từ trường, có nghĩa là các đường sức từ đi vào đầu sơn xanh và đi ra đầu sơn đỏ của thanh thép. Đầu sơn đỏ của thanh thép sau khi bị từ hóa đã trở thành từ cực Bắc.

4. Luyện tập Bài 26 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Ứng dụng của nam châm cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện 

  • Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơle

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 71 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 71 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 72 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 72 SGK Vật lý 9

Bài tập 26.1 trang 59 SBT Vật lý 9

Bài tập 26.2 trang 59 SBT Vật lý 9

Bài tập 26.3 trang 59 SBT Vật lý 9

Bài tập 26.4 trang 60 SBT Vật lý 9

Bài tập 26.5 trang 60 SBT Vật lý 9

Bài tập 26.6 trang 60 SBT Vật lý 9

Bài tập 26.7 trang 60 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 26 Chương 2 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK