Em hãy tả một cây ăn quả đang trong mùa quả chín (mít, vải, na hoặc sầu riêng, vú sữa) bài làm 2
Bài làm
Theo làn gió từ ngoài vườn hây hây thổi, mùi thơm dịu từ quả mãng cầu đưa đến. Em sung sướng tung chân sáo chạy ra vườn tìm đến cây mãng cầu ghép. Trái chín, lũ dơi ăn còn dang dở, em thầm tiếc và thấy ghét lũ dơi vô cùng. Đó là một cây ăn quả mà ông em đã vun trồng và lai ghép từ ba năm trước.
Gọi đây là cây mãng cầu nhưng thật ra cây này ghép với cây bình bát. Nó có đặc điểm rất lạ và cũng rất ngộ. Nhìn qua cứ tưởng là cây mãng cầu, để ý kĩ thì thấy gốc là bình bát, nhờ sức sống mãnh liệt của cây bình bát mà hoa trái trĩu cành và chống chọi được với mọi thời tiết khắc nghiệt.
Tán lá trùm ra một khoảng đất rộng tuy không sum suê như cây xoài, cây vú sữa thân cao nhưng không khẳng khiu như cây mãng cầu rặt lá, lá cây xanh đậm, ít lá vàng. Phần nhánh mãng cầu không có hoa, trái sinh ra từ lúc nhỏ và lớn dần lên còn phần nhánh bình bát thì có những bông hoa trắng cành dày, bao bọc lấy quả. Khi quả lớn, hoa sẽ tàn và rụng, cánh hoa dập dềnh trên mặt nước như những thuyền lá hình tim bé nhỏ.
Cây sai trái vô cùng, đến mùa kết trái dường như nhánh nào cũng bị oằn xuống bởi những trái to tròn như nắm tay, mú căng dần, thậm chí nứt ra, hương thơm thật quyến rũ. Còn nhánh bình bát, khi quả chín, từ màu vàng mỡ gà chuyển dần sang ươm, rồi đến màu đỏ lòng trứng. Hai loại quả trên cùng một gốc cây: quả to, quả nhỏ, quả đỏ, quả xanh trông thật thích mắt. Hương thơm thoang thoảng theo gió như muốn chào mời lũ chim chóc đến "dự tiệc".
Hãy thử tưởng tượng hương vị của hai loại này, bạn sẽ thấy mỗi loại đều có những mùi vị đặc biệt của nó. Mãng cầu vừa thanh vừa ngọt, bình bát vừa chua vừa dịu, thích thú vô cùng.
Những ngày rong chơi trong vườn, em thích trèo lên cây vừa học bài vừa nếm hương vị thanh thanh dễ chịu ấy. Chắc chắn lớn lên khi biết ghép cây, em sẽ tự mình tạo ra một loại cây ăn trái khác, biết đâu sẽ đem đến cho đời một hương vị trái cây thú vị.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK