1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Chim công múa
Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ. Nhưng khi con công mái kêu “cút, cút” thì lập tức con đực cũng lên tiếng “ực , ực” đáp lại, đồng thời xòe bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái. Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
Theo VI HỒNG, HỒ THÚY GIANG
a. Tìm đoạn mở bài và kết bài
b. Các đoạn trên giống những cách mở bài, kết bài nào mà em đã học?
c. Em có thể chọn những câu nào trong bài văn trên để:
- Mở bài theo cách trực tiếp?
- Mở bài theo cách không mở rộng?
Trả lời:
a. Tìm đoạn mở bài và kết bài
- Mở bài:
Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
- Kết bài:
Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
b. Các đoạn trên là mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
c. Chọn câu trong bài văn để:
- Trở thành mở bài theo cách trực tiếp: Mùa xuân cũng là mùa công múa.
- Kết bài theo cách không mở rộng: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
2. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp
Trả lời:
Vừa mới bước chân về đến nhà nàng Mi Mi đã quấn lấy chân em, bộ lông trắng mượt như một cục bông mềm mại lăn tới bên em. Mi Mi là chú mèo mẹ mua tặng hồi sinh nhật vừa rồi của em.
3. Văn đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách kết bài mở rộng
Trả lời:
Từ ngày có Mi Mi dẹp loạn lũ chuột nhà em bình yên hẳn. Mọi người trong gia đình ai ai cũng yêu mến Mi Mi. Nàng ta đã trở thành thành viên của gia đình em từ bao giờ không hay.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK