Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm Soạn bài Mở rộng vốn từ : Dũng cảm - tuần 26 - Soạn tiếng việt lớp 4

Soạn bài Mở rộng vốn từ : Dũng cảm - tuần 26 - Soạn tiếng việt lớp 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.

a. Từ cùng nghĩa: gan dạ, gan góc, gan lì, anh dũng, anh hùng, quả cảm, can đảm, can trường, bạo gan, táo bạo,...

b. Từ trái nghĩa: hèn nhát, nhát gan, nhút nhát, bạc nhược, nhát, hèn, nhát như cáy, v.v.

Câu 2: Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được.

  • Cậu phải can đảm nói lên sự thật, không ngại gi cả
  • Sao mày nhát gan thế!
  • Cậu phải mạnh dạn lên đừng nhút nhát quá.

Câu 3: Chọn từ thích hợp sau đây để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

  • ... bênh vực lẽ phải.
  • Khí thế...
  • Hi sinh...

Em điền như sau:

  • Dũng cảm bênh vực lẽ phải
  • Khí thế dũng mãnh
  • Hi sinh anh dũng

Câu 4: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi, vào sinh ra tử, cày sâu cuốc bẫm, gan vàng dạ sắt, nhường cơm sẻ áo, chân lấm tay bùn.

Trả lời :

- Đó là các thành ngữ:

  Vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt.

Câu 5: Đặt câu với các thành ngữ vừa tìm được.

- Chú Tùng ở xóm em - trước đây là bộ đội đặc công - là người đã từng “vào sinh ra tử”.

- Anh Nguyễn Văn Trỗi là một con người “gan vàng dạ sắt”

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK