1. Đọc hai đoạn kết bài đã cho, em thấy:
- Cả hai đoạn đều có thể sử dụng để kết bài cho hai bài văn.
- Vì cả hai đều kết bài theo kiểu mở rộng.
+ Kết bài thứ nhất bộc lộ tình cảm của tác giả đối với loài cây đã tả.
+ Kết bài thứ hai vừa nêu lợi ích của cây vừa thể hiện tình cảm của người viết đối với cây đã tả.
2. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
a. Cây đó là cây gì?
b. Cây đó có ích lợi gì?
c. Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
Trả lời:
a) Cây đó là cây gì?
- Đó là cây vú sữa trước cửa nhà em.
b) Cây đó có ích lợi gì?
- Cây vú sữa, vừa cho bóng mát vừa cho quả ngon.
c) Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
- Trưa nắng, em thường đem một chiếc võng ra nằm dưới bóng cây vú sữa để đọc sách hoặc nghỉ trưa nên em vô cùng yêu mến cây vú sữa này. Khi ăn những quả vú sữa chín thơm ngon, em luôn nhớ ơn ông nội em là người đã trồng cây này từ khi em còn chưa ra đời.
3. Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng:
a) Tả cây hoa hướng dương:
Với mình, hoa hướng dương luôn là biểu tượng đẹp của một khát vọng vươn tới ánh sáng chân lí và niềm tin của cuộc đời như chính tên gọi của loài hoa. Mình yêu hoa có lẽ từ chính ý nghĩa của tên gọi ấy : Hoa hướng dương.
b) Tả cây bàng :
Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp/
c) Tả bông cúc trắng:
Bông cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cúc vàng, mùa xuân như hoa đào, vạn thọ. Nó là một loài hoa tứ quý luôn trang điểm cho đời thêm đẹp, thêm tươi. Có thể từ đặc điểm có tính riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.
4. Những đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng.
a) Tả cây tre:
Tre đi vào cuộc sông của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ. Người làng tôi, ai đi xa cũng nhớ về cây tre, nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương, nơi ghi lại không biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của một thời thơ ấu.
b) Tả cây tràm:
Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên đáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.
c) Tả cây đa cổ thụ ở đầu làng:
Dưới gốc đa này, người làng đưa tiễn nhau đi bịn rịn, lưu luyến... Và cũng dưới gốc đa này, người làng thường dừng chân nghỉ lại sau những buổi làm đồng mệt nhọc, vất vả. Cây đa như một biểu tượng quê hương là bến đậu của bao nỗi nhớ tình thương của những người con xa quê cha đất tổ.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK