Câu 1:
Nghe - viết bài “Họa sĩ Tô Ngọc Vân”
* Gợi ý: Em đọc bạn viết, bạn đọc em viết, một vài lần.
Sau mỗi lần kiểm tra đối chiếu với văn bản, sai chữ nào, chữa lạỉ chữ đó.
Câu 2:
a) Em điền như sau:
“Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện”.
b) - Mở hộp thịt ra chỉ toàn thấy mỡ.
- Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.
- Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Câu 3:
Em đoán xem đây là những chữ gì?
a) Để nguyên - loại quả thơm ngon.
Thêm hỏi - co lại chỉ còn bé thôi.
Thêm nặng mới thật lạ đời.
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem,
b) Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bụt vẽ: thêm ngay dấu huyền
Thêm - hỏi làm bạn với Kim
Có dấu nặng đúng người trên của mình.
* Gợi ý: Bám vào các yếu tố đã cho để tìm ra chữ biểu thị sự vật.
a) Đó là chữ "NHO” (quả nho) thêm hỏi thành nhỏ (chỉ còn bé), thêm nặng thành nhọ (nhọ nồi).
b) Đó là chữ “CHI” thêm dấu huyền thành chì (bút chì dùng để vẽ). Thêm hỏi thành chỉ (chỉ để may vá).
Có dấu nặng thành “chị” (người lớn hơn mình).
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK