1. Đọc và nhận xét các đoạn văn tả, thăn, gốc một số loài cây. Theo em cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý.
a) Tả lá cây
Tác giả đã miêu tả màu sắc của lá bàng biến đổi theo từng thời kì: mùa xuân lá bàng mới nảy trông theo như những ngọn lửa xanh. Mùa hè, lá lên thật dày mang màu xanh ngọc bích. Mùa thu lá chuyển sang màu lục. Mùa đông, khi sáp rụng lá bàng chuyển sang màu đồng hun.
Tác giả chọn thời kì bàng thay lá với sự xuất hiện của lộc non và phát trién thành búp lá với những giai đoạn phát triển khác nhau. Sau đó lại ta tiếp sự xuất hiện của lứa lộc thứ hai. Lứa lộc này màu đỏ đọt. (Khi miêu tả, tác giả luôn chú trọng sử dụng các từ ngữ so sánh).
b) Tả thân cây và gốc cây
Tác giả chọn thời điểm từ mùa đông sang mùa hè với sự thay đổi của cây sồi: từ nứt nẻ đầy sẹo, già cỗi chuyển thành một cây sồi có một sức sống mới: vòm lá xum xuê tỏa rộng. Ngoài những hình ảnh so sánh, tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa tạo cho đoạn văn sinh động cuốn hút người đọc.
Tác giả tả cả một bụi tre gồm tre già và búp măng và những đặc điểm của loài tre: rậm rạp, bù xù, gai góc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh làm cho lời văn vừa cụ thể vừa có giá trị gợi hình, gợi tả cao.
2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay của một cây mà em thích.
BÀI LÀM
(Tả cây hoa đại - hoa sứ)
“Không giống như một số loài cây khác, đến mùa thay áo, sứ chỉ còn những cành trơ trụi y hệt như những cánh tay trần của bức tượng “nghìn tay nghìn mắt”. Thoạt nhìn tưởng như cây đã khô héo. Nhưng kì thực đó là thời kì lột xác để chuẩn bị cho mùa đâm chồi nảy nụ mới. Sứ có một sức sống kì lạ, có khả năng chống chọi lại mọi thời tiết khắc nghiệt mà một số loài cây khác không có được. Chỉ một thời gian ngắn thôi, trên những cánh tay trần trụi tưởng như khô héo ấy, vô vàn những chồi, nụ nhú ra, lớn dần, lớn dần tạo thành những tán lá tròn xoe đều đặn. Những chồi non mập mạp màu hồng tím vươn cao rồi nở bung ra vô vàn cánh hoa màu hồng sắc tím. Những chiếc bông năm cánh xếp lại như hình một cái phễu từ từ xòe ra khoe sắc, đẹp chẳng kém gi bông huệ, bông cúc...”.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK