1. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn trong bài "Bãi ngô".
* Bài “Bãi ngô” gồm có 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến “trổ mạnh mẽ, nõn nà”.
(Giới thiệu bao quát về bãi ngô từ khi cây ngô còn lấm tấm như mạ non đến khi ngô trưởng thành xanh tốt).
- Đoạn 2: Từ “Trên ngọn” cho đến “áo mỏng óng ánh” (Cây ngô ra búp non và ra hoa, búp ngô non lớn dần kết trái).
- Đoạn 3: Phần còn lại của văn bản
(Tả hoa ngô đã già, lá ngô quắt lại, bắp ngô mập chắc có thể thu hoạch được).
2. Đọc lại bài “Cây mai tứ quý” (SGK trang 23) trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác với bài “Bãi ngô”.
3. Bài “Cây gạo” được miêu tả theo trình tự như thế nào?
* Bài “Cây gạo” được miêu tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết. Hoa kết thành trái. Trái già, vỏ tách ra, để lộ những múi bông tưởng chừng như cây gạo treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
4. Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.
a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây (cây vú sữa).
+ Tả khái quát cây vú sữa: chiều cao, hình dáng,...
+ Tả lần lượt từng bộ phận: (thân, gốc, vỏ cây, cành, lá, hoa, trái,...)
b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển:
+ Lúc mới nhú lên, hình thù hoa chuối ra sao? màu gì?
+ Lúc hoa chuối bắt đầu kết trái
+ Buồng chuối hình thành như thế nào? Hình dáng các quả chuôi.
+ Buồng chuôi phát triển, quả chuôi căng tròn như thế nào? Khi chín bói, nó ra sao?
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK