I. Nhận xét
1. Đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong những câu sau khác nhau như thế nào?
a. Tờ giấy này trắng
b. Tờ giấy này trăng trắng
c. Tờ giấy này trắng tinh
Trả lời:
a. Mức độ bình thường
b. Mức độ trắng ít
c. Mức độ rất trắng
2. Trong các câu dưới đây, ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nào?
a. Tờ giấy này rất trắng.
b. Tờ giấy này trắng hơn.
c. Tờ giấy này trắng nhất.
Trả lời:
a. Thêm từ "rất" vào trước tính từ "trắng" cho thấy tờ giấy trắng hơn mức độ bình thường.
b. Thêm từ "hơn" vào sau tính từ "trắng" để tạo thành sự so sánh trắng hơn mức độ bình thường.
c. Thêm từ "nhất" vào sau từ "trắng" tạo nên sự so sánh ở mức độ cao nhất.
II. Luyện tập
1. Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn sau:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
Theo THU HÀ
M: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.
Trả lời:
Những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất trong đoạn văn: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc hơn, hơn.
2. Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui.
Trả lời:
Những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm:
Đỏ:
- Cách 1: tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ chét, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hỏn...
- Cách 2: thêm các từ rất, quá, lắm... vào trước hoặc sau đỏ: rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, cực đỏ, đỏ vô cùng...
- Cách 3: tạo ra phép so sánh: đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son...
Cao:
- Cách 1: cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vời vợi
- Cách 2: rất cao, cao quá, cao lắm...
- Cách 3: cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi...
Vui:
- vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng...
- rất vui, vui lắm, vui quá...
- vui hơn, vui nhất, vui như Tết, vui hơn Tết...
3. Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2.
Trả lời:
Đặt câu với từ ngữ vừa tìm được
a) Đỏ: Hoa Phượng đỏ rực cả một góc trời.
b) Cao: Ngọn núi cao chót vót.
c) Vui: Hôm nay quả là vui như Tết.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK