GỢl Ý TÌM HIỂU BÀI
1. Xếp thành ba nhóm:
a. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công: (1) Có công mài sắt, có ngày nên kim. (4) Người có chí thì nên. Nhà có nền thì vững.
b. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn: (2) Ai ơi đã quyết thì hành. Đã đan thì lận tròn vành mới thôi! (5) Hãy lo bền chí câu cua. Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
c. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn: (3) Thua keo I này bày keo khác (6) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. (7) Thât bại là mẹ thành công.
2. Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm sau khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu:
+ Ngắn gọn ít chữ
+ Có vần, nhịp câu đối.
- Có công mài sắt/có ngày nên kim
- Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
- Thua keo này Ị bày keo khác
- Người có chí thì nên!
- Nhà có nền thì vững
- Hãy lo bền chí câu cua!
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo
- Thất bai là mẹ thành công
+ Có hình ảnh:
- Mài sắt nên kim: người kiên nhẫn
- Người đan lát quyết làm cho sản phẩm tròn vành.
- Kiên trì câu cua.
- Người chèo thuyền không rã tay chèo giữa sóng to gió lớn.
3. Học sinh phải rèn ý chí vượt qua sự lười biếng của chính bản thân, bỏ dần những thói quen xấu.
Một học sinh không có ý chí, gặp một bài học dài, một bài tập khó đã bỏ cuộc. Bị điểnỊ thấp, bị thầy cô rầy la là chán nản. Không chịu khắc phục các thói quen ngủ sớm, dậy muộn, luôn tìm cớ để trôn học: không có bút, mất bút là không làm bài; thấy trời mưa, trời nắng là muốn nghỉ học ở nhà giả vờ nhức đầu, đau bụng...
Nội dung: Các câu tục ngữ khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên chúng ta cần giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK