I. Nhận xét
1. Tìm các từ có nghĩa như sau :
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Trả lời:
a. Sông
b. Cửu Long
c. Vua
d. Lê Lợi
2. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào ?
- So sánh a với b.
- So sánh c với d.
Trả lời:
So sánh a và b
a) Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.
b) Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông.
So sánh c với đ.
c) vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến
d) Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.
3. Cách viết các từ trên có gì khác nhau ?
- So sánh a với b.
- So sánh c với d.
Trả lời:
Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
So sánh c với d: Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa.
II. LUYỆN TẬP
1. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau :
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /.
Theo HOÀI THANH và THANH TỊNH
Trả lời:
Danh từ chung: núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước.
Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn/ Trác / Đại Huệ / Bác / Hồ.
2. Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?
Trả lời:
Học sinh viết họ và tên 3 bạn nam và 3 bạn nữ trong lớp em.
Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng do đó luôn luôn phải viết hoa.
Ví dụ:
- Nguyễn Đức Bảo, Vũ Hoàng Anh, Trần Văn Lâm.
- Lê Thị Tố Uyên, Thái Thị Ngọc Nữ, Lê Thị Thanh Nhàn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK