I. Nhận xét
1. Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Trả lời:
Những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
- Dế Mèn gạn hỏi. Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
- Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
- Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.
- Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì ?
Trả lời:
Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy, cốt truyện là chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
3. Cốt truyện gồm những phần nào ? Nêu tác dụng của từng phần.
Trả lời:
Cốt truyện thường gồm 3 phần:
+ Mở đầu: Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là sự việc Dế Mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá).
+ Diễn biến: Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (các sự việc b, c, d)
+ Kết thúc: Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần diễn biến (sự việc đ).
II. LUYỆN TẬP
1. Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây:
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
Trả lời:
Các sự việc trên được sắp xếp lại cho đúng là b-d-a-c-e-g.
2. Dựa vào cốt truyện trên, kể lại truyện Cây khế.
Trả lời:
Kể lại truyện Cây khế.
1b. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
2d. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
3.a. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
4.c. Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
5.e. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
6.g. Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Tham khảo bài văn sau đây do giáo sư Đỗ Bình Trị soạn:
Hai anh em với cây khế
Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ đều chết cả. Họ ở với nhau. Được ít lâu, người anh lấy vợ. Không muốn cho em ở chung với mình, hai vợ chồng người anh bèn chia gia tài. Khi chia của do cha mẹ để lại, hai vợ chồng người anh chiếm hết mọi tài sản quý giá, chỉ để lại cho em một mảnh vườn trong đó có một cây khế ngọt.
Người em không phàn nàn, chỉ lo làm thuê làm mướn và chăm bón cho cây khế. Đến mùa khế ra quả, một hôm bỗng có con chim phượng hoàng đến đậu, ăn hết quả này sang quả khác. Anh than với chim rằng:
- Cơ nghiệp tôi chỉ có mỗi một cây khế đi chim ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu?
Chim phượng hoàng bảo:
Ăn một quả, trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng!
Rồi đó, chim đưa anh đến một hòn đảo biển xa đầy vàng bạc châu báu. Theo lời chim dặn, anh chỉ lấy vừa đáy túi ba gang và được chim đưa trở về vườn cũ.
Từ đó, người em trở nên giàu có.
Thấy em giàu có, người anh hỏi biết sự tình, liền năn nỉ xin đổi tất cả gia sản của mình lấy cây khế. Chiều lòng anh, người em cho đổi. Đến mùa khế ra quả, chim phượng hoàng lại đến ăn. Người anh xua đuổi ầm ĩ. Chim cũng nói như trước:
Ăn một quả, trả cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng!
Vốn tính tham lam, hắn may giấu một cái túi sáu gang. Chim cũng chở hắn tới hòn đảo nọ ngoài biển xa đầy vàng bạc châu báu. Hoa mắt lên khi thấy nhiều của quý, hắn loay hoay mãi không biết lấy thứ gì, bỏ thứ gì. Chim giục trở về, hắn vội nhét vàng ngọc đầy túi sáu gang, lại giắt thèm khắp người. Khi hắn leo lên lưng chim, chim phải đập cánh ba lần mới cất nổi mình lên. Chim cố sức bay qua biển rộng, nhưng vì nặng quá, chim lảo đảo chao cánh, thế là người anh rơi xuống biển sâu, cùng với túi vàng ngọc.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK