TẬP ĐỌC Mẹ ốm
I . CÁCH ĐỌC
Khổ 1, 2: trầm buồn. Khổ 3: lo lắng, băn khoăn.
Khổ 4, 5: vui hơn. Khổ 6, 7: tha thiết
Nhịp điệu toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm.
II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI
1. Các câu thơ
“Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.”
đã cho biết mẹ của tác giả bị ốm: không ăn được trầu nên lá trầu nằm khô giữa cơi trầu, không đọc được nên Truyện Kiều gấp lại và không làm lụng được nên ruộng vườn sớm trưa đã vắng bóng mẹ.
2. Sự quan tâm châm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ khổ 3:
... Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
3. Những chỉ tiết trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc đối với mẹ của bạn nhỏ là:
- Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan...
- Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
- Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
-> Xót thương mẹ.
- Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.
-> Mong mẹ chóng khỏe.
- Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kích giữa nhà
Một mình con sắm cả hai vai chèo...
-> Làm mọi việc để mẹ vui.
- Mẹ là đất nước tháng ngày của con.
-> Mẹ là người có nhiều ý nghĩa to lớn...
Nội dung: Sự hiếu thảo, lòng biết ơn và tình cảm yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đốì với người mẹ bị ốm.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK