Hình ảnh chị Nhà Trò trong mẩu truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" đã để lại trong lòng người bao cảm thương. Em hãy nêu cảm nghĩ của em
Đọc mẩu truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" của nhà văn Tô Hoài, hình ảnh chị Nhà Trò đã để lại trong lòng em bao cảm thương xúc động.
Chị Nhà Trò "đã bé nhỏ lại gầy yếu quá". Vì cái tạng người vốn thế hay vì thiếu ăn mà bị suy dinh dưỡng? Thân hình mềm nhũn "bự những phẩn như mới lột". Nước da ấy gợi lên sự xanh xao của những kẻ thiếu máu vì ốm đau nhiều. Chị Nhà Trò cũng có cánh, nhưng "hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn". Đôi cánh ấy "yếu quá, chưa quen mở " khó mà "bay được xa". Hình dáng ấy, thể trạng ấy của chị Nhà Trò thật đáng thương.
Thân phận chị Nhà Trò còn đau thương hơn. Mẹ mới mất, chị sống đơn độc "thui thủi" một mình trong cõi đời. Chỉ quanh quẩn nơi vùng cỏ xước xanh dài. Chị đang trải qua những tháng ngày nặng nề: kiếm ăn chẳng đủ, "nghèo túng vẫn nghèo túng". Món nợ năm trước mà mẹ chị "vay lương ăn của Nhện" khi trời làm đói kém cứ như cái gông cái xiềng đang xiết chặt lấy thân phận chị Nhà Trò. Hình ảnh chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội "khóc tỉ tê" là nỗi đau của một kiếp người đói khổ, ốm đau, yếu đuối, đang bị bắt nạt, áp bức thảm thương. Cuộc đời đen tối quá, "biết đâu nẻo đất phương trời mà đi", mà sống?!
Cảnh ngộ chị Nhà Trò lại còn uất ức, đau khổ hơn. Vì "món nợ cũ" mà chị đã bị bọn nhện riết róng đòi, mấy bận bị nhện đánh. Lần này, tính mạng của chị ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Mụ Nhện đã sai nhện Gộc, nhện Vách và bọn tay chân hung dữ chăng đầy tơ nhện quyết bắt sống "vặt chân, vặt cánh, ăn thịt". Chị Nhà Trò có ai thương, có ai ra tay cứu độ con người đau khổ này vượt qua tai ương, hoạn nạn?
Hình ảnh chị Nhà Trò trong trang văn của Tô Hoài lả hình ảnh tượng trưng cho những con người "nhỏ bé", đói khổ, bị áp bức bóc lột đau thương trong xã hội cũ, đã để lại trong lòng em bao xúc động cám thương. Hình ảnh chị Nhà Trò gục đầu khóc với tâm trạng lo âu, sợ hãi đã để lại cho ta nhiều ám ảnh về một xã hội đen tối bất công "kẻ ăn không hết người lần không ra!".
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK