1. Kể về một ngày hội mà em biết
a) Đó là hội gì?
- Hội đua thuyền trên sông ở quê em.
b) Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu ?
- Hội được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái bên bờ sông Trà Giang.
c) Mọi người đi xem hội như thế nào ?
- Mọi người đi xem hội rất đông vui và nhộn nhịp.
d) Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ?
- Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp.
- Ban tổ chức đã chuẩn bị đầy đủ cờ, trống, còi và những bó hoa tươi thắm.
- Vận động viên dự thi đua thuyền là những chàng trai trẻ, vạm vỡ, nhanh nhẹn.
e) Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,…) ?
- Hội đua thuyền bắt đầu bằng hoạt động phất cờ và thổi còi của ban tổ chức.
- Những thuyền đua hối hả, các tay chèo thoăn thoắt, nước bắn tung tóe, trống giục tùng ! tùng !
- Khán giả xem hội vỗ tay cổ vũ, tiếng cười, nói, gọi í ới vang dội trên sông tạo khung cảnh vui tươi, náo nhiệt.
g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
- Em rất thích xem hội đua thuyền và rất thán phục những vận động viên chèo thuyền trên sông nước.
2. Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn (khoảng 5 câu).
Bài làm
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái.
Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Mọi người đang chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thối còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh "bắt đầu", những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục "tùng ! tùng !" vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Em rất thích xem hội đua thuyền ở quê em. Đây là một trò chơi dân gian rất bổ ích và lí thú.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK