Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chính tả (Nghe - viết): Tiếng đàn Soạn bài Chính tả (Nghe-Viết): Tiếng đàn - Soạn tiếng việt lớp 3

Soạn bài Chính tả (Nghe-Viết): Tiếng đàn - Soạn tiếng việt lớp 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

 

   I. HƯỚNG DẪN VIẾT

   Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn đã cho. Viết hoa các chữ cái đầu câu và tên riêng của một địa danh. Chú ý các tiếng có thanh hỏi  thanh ngã, các vần “iêng, ươn, uông, ươi, iếc, uyên” để viết cho đúng.  

   II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP

   Câu 2: Thi tìm nhanh.

   a/ Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt dầu bầng âm “s” và “x” như sau:

   Bắt đầu bằng âm “s”: so sánh, suýt soát, sôi sục, sung sướng, sang sảng, sồn sồn, sóng sánh, sinh sôi, san sẻ, song song, sàn sóc, suôn sẻ...

   Bắt đầu bằng âm “x”: xuýt xoa, xương xẩu, xồng xộc, xông xáo, xốn xang, xốp xộp, xanh xao, xao xuyến...

   b/ Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi, thanh ngã, như sau:

 -  Thanh hỏi: cửa sổ, mảnh vải, giải thể, khởi thảo, khởi thủy, loảng xoảng, bẩn thỉu...

 - Thanh ngã: lã chã, lãng đãng, lõa xõa, mũm mĩm, ngã ngũ, nghễnh ngãng, nghĩa sĩ, ngữ nghĩa, nhũng nhiễu... 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK