Kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu:
1. Đoạn 1
Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội với một ánh mắt trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi rất lâu, mãi sau ông mới nói nhỏ:
- Các em ạ! Hoàn cảnh chiến khu lức này rất gian khổ, rồi đây sẽ còn khó khăn hơn. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình, trung đoàn sẽ giải quyết. Các em nghĩ thế nào?
2. Đoạn 2
Trước ý kiến đột ngột của người chỉ huy, cả đội lặng đi. Ai cũng thấy cổ họng mình như nghẹn lại. Lượm lặng lẽ bước tới bên đống lửa, cất giọng run run:
- Em xin được ở lại. Em thà chết ở chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với bọn cướp nước, bán nước.
Tức thì cả đội nhao nhao:
- Chúng em xin ở lại.
- Chúng em còn nhỏ chưa làm được chi nhiều thì chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm anh à.
3. Đoạn 3
Những lời nói thơ ngây mà thống thiết làm cho Trung đoàn trưởng xúc động, nước mắt trào ra. Ông ôm Mừng vào lòng và nói:
Nếu tất cả các em đều xin ở lại, anh sẽ báo cáo lại với ban chỉ huy.
4. Đoạn 4
Bỗng một tiếng hát cất lên, cả đội đồng thanh hát vang:
“ Đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi, ra đi thà chết không lui...”
Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên như được sưởi ấm.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK