Dựa vào bức tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng
1. Bức tranh 1 (Đoạn 1)
Thuở ấy, đất nước ta bị bọn phong kiến Trung Quốc đô hộ. Cuộc sống dân chúng lầm than khổ sở. Bọn giặc bắt dân ta lên rừng sâu săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai châu báu, khiến bao người mất mạng nơi rừng sâu nước độc, nơi hải đảo xa xôi. Lòng dân oán hận ngút trời.
2. Bức tranh 2 (Đoạn 2)
Lúc bấy giờ ở huyện Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) có hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhi văn võ song toàn. Cha mất sớm, được mẹ dạy dỗ luyện rèn, cả hai đều tài giỏi, đều có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Hai chị em nuôi chí giành lại non sông. Chồng Trưng Trắc là Thi Sách bị tướng giặc Tô Định lập mưu giết chết.
3. Bức tranh 3 (Đoạn 3)
Nghe tin chồng bị giặc giết, nỗi oán hận kẻ thù không kể xiết, Trưng Trắc, Trứng Nhị kéo đại binh về vây thành Luy Lâu để trả thù cho chồng. Trước lúc lên đường có người xin nữ tướng cho mặc đồ tang, Trưng Trắc nói: Ta sẽ mặc giáp phục ra trận để khích lệ dân chúng. Còn kẻ thù thấy ta oai phong lẫm liệt mà bạt vía kinh hỗn”. Thế là đoàn quân hùng dũng lên đường với khí thế mạnh như dòng thác lũ. Cờ xí rợp tròi. Cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bước chân voi.
4. Bức tranh 4 (Đoạn 4)
Thành trì của giặc lần lượt bị san bằng. Tướng Tô Định khiếp vía kinh hển chạy tháo thân về nước không dám quay đầu lại. Đất nước sạch bóng quân xâm lược. Trưng Trắc, Trưng Nhi trở thành hai vi nữ tướng anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc giương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK