1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu.
Đoạn 1 : Cậu bé ham học / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái.
Đoạn 2 : Vua Trung Quốc thử tài / Thử tài sứ thần Việt.
Đoạn 3 : Mấy ngày sống trên lầu cao / Tài trí của Trần Quốc Khái.
Đoạn 4 : Hạ cánh an toàn / Vượt qua thử thách.
Đoạn 5 : Truyền bá nghề thêu và nghề làm lọng / Truyền nghề.
2. Kể lại một đoạn của câu chuyện :
- Kể lại đoạn 2 :
Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả sang Trung Quốc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK