Soạn bài Luyện từ và câu(Tuần 11)- Soạn tiếng việt lớp 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

   1. Xếp các từ sau vào hai nhóm :

cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.

Chỉ sự vật ở quê hương

cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường

Chỉ tình cảm đối với quê hương

gắn bó, yêu thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào

 

   2.Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay cho từ quê hương ở đoạn văn sau:(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

   "Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơn ngào ngạt của núi rừng."

   Trong đoạn văn đã cho, em có thể dùng 3 từ ngữ sau đây: để thay thế. Vì 3 từ ngữ đó có cùng nghĩa với từ “quê hương”  . Đó là:

  • quê quán
  • quê cha đất tổ
  • nơi chôn nhau, cắt rốn.

   Câu 3: Những câu nào trong đoạn văn dưới đây được viết theo mẫu “ai - làm gi?” Hãy chỉ ra mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi  Ai? hoặc làm gì?

   “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cò rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi”.

(Theo Nguyễn Thái Vận)

  HƯỚNG DẪN:

1. Những câu văn được viết theo mẫu câu: Ai — làm gì?

   a. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

   b.  Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.  

  c. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả. mành cọ và làn cọ xuất khẩu.          *

  d. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh  gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

   2. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ai?

  • Câu  a:    Cha
  • Câu b:    Mẹ
  • Câu c:   Chị  tôi
  • Câu d:   Chúng tôi

   3. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “làm gì"

  •  Câu a: làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà,
  •  Câu b: đựng hạt giống đầy móm cọ treo lên gác gieo cấy mùa sau.
  • Câu  c: đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
  • Câu d: rủ nhau đi nhặt những trổi cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi

   4: Dùng mỗi từ ngữ sau đây để đặt câu theo mẫu: “Ai — làm gi?” 

      “Bác nông dân, em trai tôi, những chú gà con, đàn cá”.

    Em có thể đặt câu như sau:

  -   “Bác nông dân”:

     + Bác nông dân đang cày ruộng.

     + Bác nông dân đang gặt lúa.

     + Bác nông dân đang làm cỏ. 

 -   “Em trai tôi”:

     + Em trai tôi cắm cúi học bài.

     + Em trai tôi sắp sách vở vào cặp để chuẩn bị di học.

    + Em trai tôi mải miết chơi với chiếc xe điện tử ở ngoài sân.

-   “Những chú gà con” „

   + Những chú gà con đang quấn quýt bên chân mẹ. .

   + Những chú gà con đang tranh nhau miếng mồi.

   + Những chú gà con líu ríu theo chân mẹ.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK