1. Nghe-viết :
Tiếng hò trên sông
Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi nhè nhẹ qua đồng, rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lên lơ lửng, đưa đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông giống như sông Thu Bồn từ ngang trời chảy lại…
Võ Quảng
Bài chính tả có mấy câu ?
Nêu các tên riêng trong bài ?
Trả lời:
Bài chính tả có 4 câu. Các tên riêng trong bài: Gái, Thu Bồn.
2. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ?
Trả lời:
a) Chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong.
b) Làm xong việc, cái xoong.
3. Thi tìm nhanh, viết đúng
Trả lời:
a) – Chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s:
• sách, sổ, sông, (lá) sả, (cây) sấu, (chim) sâu, (chim) sẻ, sườn (núi), (xương) sườn, sân, (cái) sàng, (cây) súng, (hoa) sen, ...
b) – Từ chỉ hành động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x:
• xa xôi, xa hoa, xa lánh, xa xả, xả thân, xả thịt, xác đáng, xác xơ, xài tiền, xám xịt, xanh, xanh xao, xao xác, xào xáo, xảo quyệt, xảo trá, xáo trộn, xạo, xát gạo, xay lúa, xắn tay, xằng bậy, xắt thịt, xây lắp, xâu xé, ...
c) – Từ có tiếng mang vần ươn:
• tàu lượn, con lươn, mảnh vườn, trườn mình, thuê mướn, con vượn, vay mượn, ...
– Từ có tiếng mang vần ương :
• con đường, bướng bỉnh, tướng sĩ, chai tương, lương bổng, đương thời, cường thịnh, cương quyết, lương thực, quê hương, đo lường, trường học, số lượng, lưỡng lự, cái giường, thương yêu, …
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK