1. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:
a. Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
Em đáp: “Cảm ơn các bạn đã đến với mình trong ngày sinh nhật”.
b. Bác hàng xóm sang chúc tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ có em ở nhà.
- Em đáp: “Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng chúc hai bác và các anh các , chị mạnh khỏe, hạnh phúc ạ!”
c. Em là lớp trưởng. Trong buổi họp cuối năm, cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.
- Thay mặt lớp, em đáp: “Chúng em cảm ơn cô nhiều lắm ạ. Nhờ cô dạy bảo dìu dắt mà lớp đã được những thành tích như thế này.Chúng em xin hứa với cô, sang năm mới sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, đạt thành tích cao hơn nữa, như lời cô đã dạy, xứng đáng là những học trò ngoan, giỏi của cô”.
2. Nghe kể câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” rồi trả lời câu hỏi:
“Ngày xưa có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn mang về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian ngắm hoa.
Hoa bèn xin trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của Hoa. Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng tỏa hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
a. Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Vì ông lão đã nhặt cây hoa bị vứt lăn lóc ở vệ đường đem về trồng, và hết lòng chăm sóc cho hoa sống lại, rồi phát triển xanh tốt.
b. Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và thật lộng lẫy.
c. Về sau cây hoa xin trời điều gì?
Về sau cây hoa thấy ông lão suốt ngày bận công việc không có thì giờ để ngắm hoa. Hoa bèn xin với ông trời cho mình được đổi vẻ đẹp thành hương thơm, mong mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
d. Vì sao trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
Trời cảm động trước tấm lòng của hoa. Nên cho hoa được toại nguyện, nở hoa vào ban đêm, đem lại hương thơm cho ông lão lúc nghỉ ngơi.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK