- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các con vật nói với nhau.
- Nghĩa các từ khó:
+ Dài thượt: dài quá mức bình thường.
+ Tí hí: (mắt) quá hẹp, nhỏ.
+ Trấn tĩnh: lấy lại bình tĩnh.
+ Bội bạc: xử tệ với người đã cứu giúp mình.
+ Tẽn tò: xấu hổ (mắc cỡ).
Câu 1. (trang 51) Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
- Khỉ đối xử với Cá Sấu rất thân thiện: Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Khỉ cũng hái quả cho bạn ăn.
Câu 2. (trang 51) Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
- Cá Sấu định lừa Khỉ bằng cách vờ mời Khỉ tới chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi trên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn.
Câu 3. (trang 51) Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
- Khỉ đã nghĩ ra mẹo: giả vờ sẵn sàng giúp đỡ Cá Sấu, bảo Cá Sấu quay lại bờ để lấy quả tim đang để ở nhà.
Câu 4. (trang 51) Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất?
- Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất vì nó xấu hổ khi bị lộ rõ bộ mặt của kẻ bội bạc.
Câu 5. (trang 51) Hãy tìm những từ nói lên tính nết của hai con vật.
- Khỉ: tốt bụng, thật thà, thông minh.
- Cá Sấu: gian dối, độc ác, ngu ngốc
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn văn bản "Quả tim khỉ".
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Quả tim khỉ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK