Cho AB và CD là 2 dây (khác đường kính) của đường tròn (O;R). Gọi OE, OF theo thứ tự là khoảng cách từ O đến AB, CD. CMR: \(OE^2+EB^2=OF^2+FD^2\)
Áp dụng định lý pi-ta-go cho 2 tam giác vuông OEB và OFD ta có:
\(OE^2+EB^2=OB^2=R^2\) và \(OF^2+FD^2=OD^2=R^2\) ta có đpcm
Trong một đường tròn:
a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm
b) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau
Trong một đường tròn:
a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn
b) Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn
Bài 1: Cho đường tròn tâm O bán kính 5, dây AB=8.
a) Tính khoảng cách từ O đến AB
b) Gọi I là điểm thuộc dây AB sao cho AI=1, Kẻ dây CD đi qua I và vuông góc với AB. CM: CD=AB
Hướng dẫn:
a) Gọi E là hình chiếu vuông góc của O lên AB. Khoảng cách từ O đến AB chính là OE
\(OE=\sqrt{OA^2-AE^2}=\sqrt{5^2-4^2}=3\)
b) Gọi F là hình chiếu vuông góc của O lên CD khi đó khoảng cách từ O đến CD chính là OF
Tứ giác OFIE có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật nên OF=EI=AE-AI=4-1=3
suy ra OE=OF theo định lý 1 thì AB=CD
Bài 2: Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm bên trong đường tròn (A không trùng O). Chứng minh rằng trong tất cả các dây đi qua A thì dây vuông góc với OA tại A là dây ngắn nhất
Hướng dẫn:
Gọi FG là dây vuông góc với OA, HE là dây bất kì của đường tròn (O) đi qua A. J là hình chiếu vuông góc của O lên HE. Khi đó ta luôn có \(OJ\leq OA\)
Theo định lý 2 thì bất kì dây HE nào thì đều lớn hơn dây FG. Do khoảng cách từ O đến FG là lớn nhất (OA)
Bài 3: Cho đường tròn tâm (O) các dây AB và CD bằng nhau. Các tia AB và CD cắt nhau tại nằm bên ngoài đường tròn. Goij H, K lần lượt là trung điểm AB và CD. CMR:
a) EH=EK
b) EA=EC
Hướng dẫn:
a) Ta có: vì H, K là trung điểm AB và CD nên OH, OK lần lượt vuông góc với AB và CD.
Xét 2 tam giác vuông OHE và OKE có: Huyền OE chung; OH=OK ( dây AB=CD) nên \(\Delta OHE=\Delta OKE(ch-cgv)\Rightarrow EH=EK\)
b) \(EA=EH+HA; EC=EK+KC\) mà EH=EK (CM trên); \(HA=\frac{1}{2}AB=\frac{1}{2}CD=KC\Rightarrow EA=EC\)
Bài 1:
Cho đường tròn (O;R). Vẽ hai bán kính OA, OB . Trên các bán kính OA, OB lấy M,N sao cho OM=ON. Vẽ dây CD đi qua MN (M giữa C và N)
a) CM: CM=DN
b) giả sử \(\widehat{AOB}=90^{\circ}\) . Tính OM theo R sao cho CM=MN=ND
Hướng dẫn:
Xét 2 tam giác COM và DON có: OM=ON (gt); \(\widehat{OCM}=\widehat{ODN}\) (OCD cân); OC=OD; \(\widehat{OMC}=\widehat{OND}\)
nên \(\Delta COM=\Delta DON\Rightarrow DN=CM\)
b) Gọi H là hình chiếu vuông góc của O lên MN và đặt OH=x khi đó \(OM=x.\sqrt{2}\). Vì Tam giác OMN vuông cân nên HN=OH=x suy ra \(HD=3.x\)
do tam giác OHD vuông nên: \(OH^2+HD^2=OD^2\Rightarrow x^2+9.x^2=R^2\Rightarrow x=\frac{R}{\sqrt{10}}\Rightarrow OM=\frac{R}{\sqrt{5}}\)
Bài 2: Cho (O;R) vẽ 2 dây cung AB và CD không qua tâm và vuông góc với nhau tại M. Đặt OM=d, I, K là trung điểm AB, CD
a) CM: \(AB^2+CD^2=4(2R^2-d^2)\)
b) CM: \(AC^2+BD^2=4R^2\)
Hướng dẫn:
a) Tứ giác KMIO có 3 góc vuông nên KMIO là hình chữ nhật suy ra: OK=MI
Khi đó: \(AB^2+CD^2=(2AI)^2+(2KD)^2=4(AI^2+KD^2)\)
\(=4(R^2-OI^2+R^2-OK^2)=4(2R^2-(OI^2+IM^2))=4(2R^2-d^2)\)
b) Gọi AE là đường kính của (O).Ta sẽ chứng minh tứ giác CEBD là hình thang cân
Đầu tiên: do tam giác ABE có AE là đường kính nên ABE vuông tại B hay \(EB\perp AB\Rightarrow EB\parallel CD\)
Gọi H là trung điểm EB nên \(KH\perp EB\) nên tứ giác CEBD là hình thang cân \(\Rightarrow BD=CE\)
\(AC^2+BD^2=AC^2+CE^2=AE^2=4R^2\)
3. Luyện tập Bài 3 Chương 2 Hình học 9
Qua bài giảng Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 9 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 9 Bài 3 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 9 tập 1
Bài tập 12 trang 106 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 13 trang 106 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 14 trang 106 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 15 trang 106 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 16 trang 106 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 3.1 trang 161 SBT Toán 9 Tập 1
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK