Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chủ điểm: Cây Cối Tuần 28 - Chính tả Nghe - viết: Cây dừa - Tiếng Việt 2

Tuần 28 - Chính tả Nghe - viết: Cây dừa - Tiếng Việt 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn viết Cây dừa

- Từ khó: Tỏa, tàu, canh, đủng đỉnh.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Cây dừa

Câu 1. (trang 89 SGK Tiếng Việt 2)

Nhận xét về cách trình bày các dòng thơ.

Gợi ý:

- Cách trình bày các dòng thơ :

Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi 1 ô, dòng thứ hai viết sát lề.

Câu 2. (trang 89 SGK Tiếng Việt 2)

a) Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x.

M : sắn, xà cừ.

b) Tìm các tiếng có vần in hoặc inh, có nghĩa như sau :

- Số tiếp theo số 8 : 

- (Quả) đã đến lúc ăn được : 

- Nghe (hoặc ngửi) rất tinh, rất nhạy : 

Gợi ý:

a) Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x.

Gợi ý : sắn, xà cừ, sấu, sim, sung, sen, si, súng, sâm, xả, xoan, xà nu, xương rồng,…

b) Tìm các tiếng có vần in hoặc inh, có nghĩa như sau :

- Số tiếp theo số 8 : chín

- (Quả) đã đến lúc ăn được : chín

- Nghe (hoặc ngửi) rất tinh, rất nhạy : thính

Câu 3. (trang 89 SGK Tiếng Việt 2)

Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nhưng quên viết hoa nhiều tên riêng. Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng.

"Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước.

Đường ta rộng thênh thang tám thước

Đường bắc sơn, đình cả, thái nguyên

Đường qua tây bắc, đường lên điện biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…"

Gợi ý:

"Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước.

Đường ta rộng thênh thang tám thước

Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…"

 

Lời kết

Thông qua bài học Chính tả Nghe viết: Cây dừa các em cần nắm được:

- Kiến thức - kĩ năng

+ Viết đúng, trình bày đúng và sạch sẽ.

+ Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 để từ đó biết cách phân biệt in/inh, s/x, viết hoa tên riêng.

- Thái độ

+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận.

+ Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài học Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối để chuẩn bị tốt cho tiết học sau.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK