Câu hỏi: Dựa vào các tranh sau, kể lại đoạn 1 Chuyện bốn mùa:
Gợi ý:
- Tranh 1: Đông cầm tay Xuân bảo: Chị sướng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Có chị, vườn cây nào cũng đơm chồi, này lộc.
- Tranh 2: Xuân dịu dàng nói: Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây mới đơm trái ngọt, học sinh cũng được nghỉ hè.
- Tranh 3: Hạ tinh nghịch xen vào: Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có em Thu, làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rước đèn, phá cỗ,…
- Tranh 4: Thu đặt tay lên vai Đông: Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.
Câu hỏi: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gợi ý:
Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn hoa. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ.
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng:
- Chị Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý chị cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
- Nếu không có những tia nắng ấm áp của em Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm và cây trái trĩu nặng.
Nàng Hạ tinh nghịch nói rằng:
- Các bé thiếu nhi lại thích nàng Thu nhất. Vì có nàng Thu các bé được phá cỗ đêm trăng rằm, được rước đèn ông sao.
Thu đặt tay lên vai Đông:
- Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.
Bà Đất vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Câu hỏi: Dựng lại câu chuyện trên theo các vai: người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông, bà Đất.
Gợi ý:
- Dựng lại câu chuyện theo sự phân vai của thầy cô.
- Giọng phải phù hợp với từng nhân vật trong văn bản.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết cách kể một câu chuyện dựa vào sự quan sát tranh, ảnh.
+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả: Tập chép: Chuyện bốn mùa để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK