- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi.
- Nghĩa các từ khó:
+ Cầu hôn : xin lấy ngưởi con gái làm vợ.
+ Lễ vật : đồ vật để biếu, tặng, cúng.
+ Ván : tấm gỗ phẳng và mỏng để bày thức ăn lên.
+ Nệp (đệp) : đồ đan bằng tre nứa để đựng thức ăn.
+ Ngà : răng của voi mọc dài, chìa ra ngoài miệng.
+ Cựa : móng nhọn ở phía sau chân gà trống.
+ Hồng mao : bờm (ngựa).
Câu 1. (trang 61 SGK Tiếng Việt 2)
Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?
Gợi ý:
- Có hai vị thần tới cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Câu 2. (trang 61 SGK Tiếng Việt 2)
Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
Gợi ý:
Để phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn, Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về.
Câu 3. (trang 61 SGK Tiếng Việt 2)
Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
Gợi ý:
Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần diễn ra như sau : Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, mang quân đuổi theo. Chàng hô mưa, gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn, nhằm nhấn chìm Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng không vừa, chàng hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, chặn đứng dòng nước của Thủy Tinh, cuộc chiến kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, đành ngậm đắng nuốt cay rút lui.
Câu 4. (trang 61 SGK Tiếng Việt 2)
Câu chuyện này nói lên điều gì có thật ?
a) Mị Nương rất xinh đẹp.
b) Sơn Tinh rất tài giỏi.
c) Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.
Gợi ý:
Câu chuyện cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống từ hàng nghìn năm nay đó là : nhân dân ta phòng chống lũ lụt rất kiên cường
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong bài.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc đó là Chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.
+ Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK